Những Marketer thực thụ: Công việc của marketer mỗi ngày?

08/03/2023 03:13 PM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Công việc của marketer thường lặp lại các việc cụ thể sau:

1. Đặt mục tiêu và lên kế hoạch

Đặt mục tiêu và lên kế hoạch

Công việc của marketer

Marketer bắt đầu một ngày bằng việc gạch đầu dòng mục tiêu và bản kế hoạch. Ngoài những mục tiêu về đầu việc phải hoàn thiện trong ngày, họ phải nghĩ về cột mốc marketing chiến lược. Dù là loại mục tiêu nào thì Marketer cũng phải giữ vững tính khả thi mà không đánh mất đi “độ lớn lao” của chúng nếu muốn cán đích thành công.

Để bảo toàn tính thực tế của mục tiêu, bạn phải dành nhiều thời gian vào việc nghiên cứu và đánh giá tầm cỡ, cũng như mức độ phát triển của công ty. Lời khuyên là hãy bắt đầu đề ra một mục tiêu lớn trước rồi đi sâu vào những mục tiêu phụ nhỏ hơn. Thường một bản kế hoạch sẽ bao gồm 1-2 mục tiêu chính và 3-5 mục tiêu phụ bổ trợ.

Tuy nhiên, mục tiêu không nên là những thứ cố hữu trong kế hoạch, đặc biệt những mục tiêu nhỏ. Chúng cần được test, phân tích và đánh giá kết quả để có những thay đổi cần thiết. Điều quan trọng là các mục tiêu đó nối kết nhau, tạo một sợi dây dẫn liền mạch đến cái đích cuối cùng của bạn.

Mục tiêu đã có, giờ bạn phải lên những chiến lược hành động gần xa. Điều thiết yếu nhất là phải men theo những mục tiêu mà đi. Một bản kế hoạch cụ thể, chi tiết và chu đáo sẽ giúp Marketer đi đúng con đường của mình.

2. Theo dõi đối thủ

theo dõi và phân tích đối thủ

Trong một cuộc chơi khắc nghiệt về chiến lược, các Marketer luôn phải giữ các đối thủ cạnh tranh trong tầm ngắm. Cái khó nằm ở việc tìm kiếm nguồn thông tin vì những thứ “phát tán” trên các mặt báo đều rất hữu hạn và chung chung. Đương nhiên, bạn bạn lại chẳng thể gọi điện và bắt đôi thủ “giao nộp” bản kế hoạch công ty. Ấy vậy mà vẫn còn cách cho bạn theo dõi sát sườn “hành tung” đối thủ đấy nhé!

> Xem thêm: Thương mại điện tử là gì? Cơ hội việc làm hiện nay ra sao?

Các trang web hay mạng xã hội của đối thủ luôn là nguồn tài nguyên quý giá. Trên đó, bạn có thể tìm thấy thông tin về sản phẩm, những bước tiếp cận khách hàng của họ hay những thông tin tuyển dụng. Vậy nên, hãy theo dõi đối thủ hằng ngày, cập nhật thường xuyên những thông tin họ tung ra thị trường. Ví dụ, trên Facebook, bạn có thể bí mật lập account riêng chuyên đi theo dõi các đối thủ hoăc xếp họ vào một danh sách Interest. Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng tập trung theo dõi hành động và so sánh giữa các đối thủ với nhau.

Một nguồn khác đến từ chính khách hàng tiềm năng của bạn. Dẫu có khác nhau về phương châm hoạt động thì bạn và đối thủ vẫn cùng chung một đích: tranh giành khách hàng. Hãy bắt đầu tiến hành các cuộc khảo sát khách hàng về mức độ hài lòng của họ. Bạn có thể hỏi về những lý do họ chọn bạn thay vì đối thủ abc nào đó, ý kiến về sản phẩm, những đánh giá chung của họ về thi trường. Và ngay cả khi họ quyết định rời bạn để về đội đối thủ, hãy vẫn cứ xin họ một lý do. Nhờ đó, bạn có thể vừa nắm bắt nguyện vọng của khách hàng, vừa rỉ được những “ngón đòn” của đối thủ.

Ngoài ra, các nhà cung ứng và phân phối có thể cho bạn những thông tin quý giá về thị trường hơn ai hết. Họ chính là những người làm việc trực tiếp với cả đối thủ và khách hàng của bạn. Nhờ họ, bạn có thể nắm được phần nào những chiến lược phân phối của đối thủ.

Tags:

Bài viết liên quan

Feedback trên facebook là gì. Các hình thức phổ biến hiện nay

Feedback trên facebook là gì. Các hình thức phổ biến hiện nay

Feedback trên Facebook là gì? Feedback trên Facebook là quá trình nhận và cung cấp thông tin giữa các người...

Cơ hội việc làm hành chính, thư ký và trợ lý hiện nay

Cơ hội việc làm hành chính, thư ký và trợ lý hiện nay

Không như suy nghĩ của rất nhiều người, nhu cầu tuyển dụng hành chính văn phòng đang có trên thị trường là...

Tìm hiểu về nhân viên kế hoạch sản xuất  là gì

Tìm hiểu về nhân viên kế hoạch sản xuất là gì

Nhân viên kế hoạch sản xuất là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất. Công...

Bài đọc nhiều

“Bật mí” mức lương của nhân viên marketing mới ra trường trong năm đầu

Sinh viên ngành Marketing khi ra trường có nhu cầu tìm việc marketing vừa sẽ nhận được sự chào đón…

Vai trò của Product Owner trong dự án không phải ai cũng biết

1.Tầm quan trọng của Product Owner Trong quy trình Scrum, PO là người đại diện cho khách hàng để làm…

Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Thuật toán là một khái niệm khá trừu tượng và mơ hồ với nhiều người. Vậy Thuật toán là gì?Cùng timviecmarketin.com tìm hiểu rõ hơn về  về…

Bài mới nhất

Feedback trên facebook là gì. Các hình thức phổ biến hiện nay

Feedback trên facebook là gì. Các hình thức phổ biến hiện nay

Feedback trên Facebook là gì? Feedback trên Facebook là quá trình nhận và cung cấp thông tin giữa các người…

Cơ hội việc làm hành chính, thư ký và trợ lý hiện nay

Cơ hội việc làm hành chính, thư ký và trợ lý hiện nay

Không như suy nghĩ của rất nhiều người, nhu cầu tuyển dụng hành chính văn phòng đang có trên thị trường là…

Tìm hiểu về nhân viên kế hoạch sản xuất  là gì

Tìm hiểu về nhân viên kế hoạch sản xuất là gì

Nhân viên kế hoạch sản xuất là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực sản xuất. Công…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.