Tên thương hiệu là gì? Các bước trong quá trình đặt tên thương hiệu
Tên thương hiệu là thành phần quan trọng trong một bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Một tên thương hiệu ấn tượng sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ về doanh nghiệp. Vậy làm sao để đặt tên thương hiệu ấn tượng? Cùng Tìm việc marketing tìm hiểu ngay nhé!
- Chăm sóc khách hàng là gì? Kỹ năng cần có của chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Brand awareness là gì? Bí quyết để xây dựng nhận thức thương hiệu
Tên thương hiệu có vai trò như thế nào?
Tên thương hiệu là tên được các nhà sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp đặt cho một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng thương hiệu. Một cái tên thương hiệu hay không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định được sự hiện diện trên thị trường mà còn giúp truyền thông hiệu quả.
Vai trò của tên thương hiệu
- Tên thương hiệu là định dạng cho sản phẩm giúp khách hàng nhận ra, chấp nhận sự giới thiệu và quảng bá cho thương hiệu.
- Tên thương hiệu giúp cho các chương trình, lập kế hoạch truyền thông tới khách hàng được thực hiện một cách có hiệu quả
- Nó là điểm khác biệt lớn nhất giữa sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
- Giúp bảo vệ doanh nghiệp trước sự cạnh tranh không lành mạnh đến từ các đối thủ như bắt chước, ăn cắp ý tưởng.
Các yếu tố cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu
Để tạo nên một tên thương hiệu ấn tượng không phải là việc dễ dàng. Khi bắt đầu xây dựng và phát triển một sản phẩm/ dịch vụ mới thì việc đặt tên thương hiệu sẽ khiến cho nhiều người chủ sở hữu phải băn khoăn. Một số yếu tố cần lưu ý khi đặt tên thương hiệu:
- Sự khác biệt: Thương hiệu của bạn cần là duy nhất, đáng nhớ và thật sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, giúp phân biệt dễ dàng giữa bạn và các đối thủ.
- Tên thương hiệu phải có ý nghĩa: Tên thương hiệu truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn, gây dựng lên một hình ảnh về sản phẩm và tạo dựng cảm xúc tích cực đối với khách hàng.
- Dễ phát âm: Một tên thương hiệu khó nhớ hay quá khó đọc sẽ khiến khách hàng khó để nhớ về bạn. Hãy tạo cho mình một tên thương hiệu dễ phát âm để khách hàng có thể thường xuyên nhắc đến bạn.
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu: Đây là nhiệm vụ quan trọng bạn cần thực hiện để bảo vệ thương hiệu của bạn tránh khỏi những rắc rối liên quan đến vấn đề pháp lý.
- Phù hợp với sản phẩm, doanh nghiệp, dễ phát triển: Tên thương hiệu sẽ gắn liền với quá trình phát triển của doanh nghiệp vì vậy nó cần phù hợp với những định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
5 bước trong quy trình đặt tên thương hiệu
Quy trình đặt tên thương hiệu giúp đảm bảo tên thương hiệu của bạn được tạo ra không chỉ đáp ứng tiêu chí hấp dẫn mà còn phù hợp với chiến lược khác biệt hóa, định vị thương hiệu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp.
Bước 1: Phân tích cạnh tranh
Chức năng quan trọng của tên thương hiệu là để phân biệt giữa các thương hiệu, công ty này với công ty kia. Và để làm được điều đó tên thương hiệu của bạn cần phải khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn tìm ra được điểm khác biệt để tạo nên thương hiệu của mình.
Bước 2: Đưa ra định hướng sáng tạo
Nghiên cứu khách hàng, văn hóa doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm để đưa ra định hướng sáng tạo phù hợp.
Bước 3: Sáng tạo tên thương hiệu
Ở bước này cần tới sự sáng tạo để đưa ra các phương án tốt nhất. Càng nhiều sự lựa chọn càng tốt. Sau đó là quá trình chọn lọc ra phương án phù hợp nhất với định hướng sáng tạo của doanh nghiệp.
Bước 4: Kiểm tra và đăng ký nhãn hiệu
Như đã nói ở trên việc đăng ký nhãn hiệu là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì nếu không đăng ký bảo hộ bạn có thể sẽ bị mất tên thương hiệu và tay những đối tượng khác đã đăng ký tên thương hiệu trước bạn.
Bước 5: Kiểm tra khả năng ứng dụng trong thực tế
Đây là bước cuối cùng trong quy trình đặt tên thương hiệu. Tên thương hiệu cần được kiểm tra về khả năng ứng dụng thực tế và hiệu ứng đối với công chúng.
Để tạo dựng một tên thương hiệu ấn tượng không phải việc dễ dàng với các doanh nghiệp. Nhưng một tên thương hiệu tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển của doanh nghiệp bạn. Hi vọng qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức thương hiệu hữu ích.
Bài viết liên quan