Các bước phân tích đối thủ cạnh tranh trong Marketing

03/07/2021 03:33 PM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề. Việc phân tích, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được các chiến lược marketing và kinh doanh phù hợp hơn. Vậy làm thế nào để phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này với bài viết dưới đây của Tìm việc Marketing nhé!

Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

phan tich doi thu canh tranh

Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là quá trình doanh nghiệp xác định các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực, phân khúc thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự doanh nghiệp bạn. Đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định như điểm mạnh, điểm yếu,…

Phân tích đối thủ tốt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đối thủ và cả doanh nghiệp mình. Nhìn ra những mặt đối thủ có lợi thế hay cả những mặt thiếu sót của doanh nghiệp mình. Từ đó đưa ra được những sự thay đổi phù hợp hơn với khách hàng và doanh nghiệp.

Ngoài ra việc phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp bạn nắm bắt được các cơ hội kinh doanh của thị trường và cả trong ngành. Từ đó giúp doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp hơn.

Khi phân tích đối thủ bạn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó khám phá ra được các thị trường ngách cho mình.

>>>Có thể bạn quan tâm: Việc làm Marketing online từ các công ty uy tín ở nhiều lĩnh vực ngành nghề đang tuyển dụng. Xem ngay nào!

Các bước để phân tích đối thủ cạnh tranh

Để phân tích được đối thủ một cách chính xác và hiệu quả nhất bạn nên tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định và lập danh sách các đối thủ cạnh tranh

Các tiêu chí để xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thường dựa trên các tiêu chí về sản phẩm/dịch vụ mà đối thủ cung cấp cũng như tập khách hàng mà đối thủ hướng đến có cùng ngành hàng với doanh nghiệp của mình không.

Bạn có thể xác đinh và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình thông qua các kênh mạng xã hội, google hay qua báo chí,…

Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Sau khi đã xác định và liệt kê các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong phạm vi xác định. Việc tiếp theo doanh nghiệp phải làm là đánh giá các đối thủ cạnh tranh qua dựa qua các tiêu chí như: Thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và cả các chiến lược mà đối thủ đang áp dụng.

Đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết và cụ thể sẽ rất hữu ích trong việc định hướng và đưa ra các chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Bước 3: Phân loại đối thủ cạnh tranh

Sau khi tìm hiểu và có những đánh giá về đối thủ cạnh tranh thì sẽ đến việc phân loại và lọc đối thủ. Các đối thủ cạnh tranh có thể được phân loại dựa trên các tiêu chí về cấp độ cạnh tranh như đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp, đối thủ tiềm ẩn. Hoặc dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lý hay thị phần nắm giữ,..

Bước 4: Sử dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc sử dụng mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn có những đánh giá chính xác và có tính hệ thống.

  • Mô hình SWOT: đây là mô hình được sử dụng phổ biến nhất để phân tích đối thủ cạnh tranh. Dựa trên việc phân tích các yếu tố như điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của đối thủ.
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: đây là mô hình giúp đánh giá và phân tích năm lực lượng khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp như mức độ cạnh tranh trong ngành, quyền lực thương lượng của khách hàng, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng, đe dọa của sản phẩm thay thế và đe dọa gia nhập mới.
  • Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: là một mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh của công ty và so sánh các điểm mạnh và điểm yếu của chính công ty với đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng cạnh tranh một doanh nghiệp trong mối tương quan với các đối thủ.
  • Phân tích nhóm chiến lược:  là một khung phân tích cho phép doanh nghiệp phân tích các đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng của chiến lược thực hiện.

Bước 5: Lập báo cáo tổng hợp thông tin phân tích 

Sau khi hoàn tất việc phân tích đối thủ bạn nên có một bản báo cáo để tổng hợp thông tin một cách cụ thể và khoa học. Dựa trên các thông tin có được, doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến lược marketing phù hợp, giúp củng cố chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh.

Trên đây là chia sẻ của chúng mình về việc phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cũng nhữ cách thức để tiến hành phân tích đối thủ một cách cụ thể nhất. Mong rằng thông tin mà chúng mình cung cấp là hữu ích đối với bạn.

>>>Xem thêm: Tìm việc làm thêm nhanh chóng, lương hấp dẫn. Các công việc làm thêm tại nhà, part- time, làm buổi tối cho sinh viên, bà nội trợ. Khám phá ngay!

Bài viết liên quan

Marketing Specialist là Gì? Bí Quyết Trở Thành Một Marketer Xuất Sắc

Marketing Specialist là Gì? Bí Quyết Trở Thành Một Marketer Xuất Sắc

Marketing Specialist, hay chuyên gia marketing, là một trong những vai trò quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Với sự...

5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Digital Marketing Hiệu Quả

5 Bước Xây Dựng Chiến Lược Digital Marketing Hiệu Quả

Trong lĩnh vực marketing, kế hoạch digital marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi doanh nghiệp...

CDP Là Gì? Vai trò của CDP trong chiến lược Marketing

CDP Là Gì? Vai trò của CDP trong chiến lược Marketing

CDP (Customer Data Platform) là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và quản lý dữ liệu khách...

Bài đọc nhiều

“Bật mí” mức lương của nhân viên marketing mới ra trường trong năm đầu

Sinh viên ngành Marketing khi ra trường có nhu cầu tìm việc marketing vừa sẽ nhận được sự chào đón…

Những công việc giám sát kinh doanh phải thực hiện

Những công việc giám sát kinh doanh phải thực hiện

Giám sát kinh doanh thường xuyên phải đào tạo đội ngũ nhân viên, để họ có thể đáp ứng được…

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan đến nhiều cuộc gọi điện thoại…

Bài mới nhất

Marketing Dịch Vụ là gì: Ý Nghĩa, Chiến Lược và Cách Thực Hiện

Marketing Dịch Vụ là gì: Ý Nghĩa, Chiến Lược và Cách Thực Hiện

Marketing dịch vụ là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, nhưng không phải…

Marketing Specialist là Gì? Bí Quyết Trở Thành Một Marketer Xuất Sắc

Marketing Specialist là Gì? Bí Quyết Trở Thành Một Marketer Xuất Sắc

Marketing Specialist, hay chuyên gia marketing, là một trong những vai trò quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Với sự…

Chuyên Viên Phát Triển Sản Phẩm Là Gì? Khám Phá Vai Trò, Nhiệm Vụ

Chuyên Viên Phát Triển Sản Phẩm Là Gì? Khám Phá Vai Trò, Nhiệm Vụ

Chuyên viên phát triển sản phẩm là một trong những vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.