Để ‘tạo nét’ với nhà tuyển dụng social marketing, ứng viên cần nhớ 7 điều

06/07/2019 10:31 AM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Tiếp thị xã hội đang chứng tỏ sức hút trong việc làm marketing. Muốn chinh phục công danh nhanh, ứng viên nên chú ý đến yêu cầu tuyển dụng social marketing.

Nếu sở hữu đội ngũ lao động tiếp thị xã hội dày dặn kinh nghiệm, hoạt động thương mại sẽ lên như diều gặp gió. Qua đó, các CEO không ngừng đầu tư, chăm lo cho việc tuyển dụng social marketing.

Social marketing (hay còn gọi tiếp thị xã hội) là những chiến dịch mượn từ các kỹ thuật marketing thương mại cho mục đích tương tác xã hội, và gây ảnh hưởng đến một đối tượng mục tiêu để thay đổi hành vi xã hội của họ và mang lại lợi ích cho xã hội. Cho dù nó liên quan đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, sự  an toàn, hoặc phát triển cộng đồng, marketing vì một mục đích xã hội là một phương pháp để tạo ra sự thay đổi (theo Wikipedia). Lĩnh vực này có tác động tích cực đến việc giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng thông qua thông điệp về sản phẩm, hàng hóa. Để trở thành một mảnh ghép của social marketing ứng viên cần có các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất phù hợp.

Am hiểu các kênh tiếp cận của social marketing hiện đại

So với hình thức quảng cáo truyền thống, tiếp thị xã hội hiện đại đang có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin phát triển. Một vài kênh thu hút khách hàng của social marketing phải kể đến: 

  • Content sharing (nội dung chia sẻ) thường viết trên mạng xã hội facebook, Instagram, Zalo, Twitter,…
  • Content source (nguồn nội dung): viết trên website, trang thông thông tin, blog,..
  • Content distribution (phân phối nội dung): share link trên Google, Wikipedia,…
  • Tiếp thị trực tiếp: (hình thức truyền thống, ít xảy ra): gặp gỡ giới thiệu, mô tả về sản phẩm đến khách hàng…
Mỗi kênh tiếp cận của social marketing có đặc thù riêng đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với ứng cử viên tìm việc (ảnh: internet)

Mỗi kênh tiếp cận của social marketing có đặc thù riêng đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với ứng cử viên tìm việc (ảnh: internet)

4 nhóm kể trên hoạt động độc lập nhưng liên quan với nhau trên nền tảng kiến thức marketing. Đồng thời 4 bộ phận của social marketing sẽ quyết định đến lĩnh vực công tác của người lao động. Qua đó ứng viên cần chuẩn bị kỹ tri thức cũng như vị trí sắp ứng tuyển để trả lời phỏng vấn cũng như sẵn sàng làm việc.

Kỹ năng lên kế hoạch tiếp thị

Sau khi nắm bắt được vị trí công việc sẽ ứng tuyển, các ứng viên cần trang bị thêm về kiến thức chuyên môn tiếp thị xã hội. Kỹ năng lên kế hoạch truyền thông luôn được đơn vị tuyển dụng social marketing đánh giá cao, người tìm việc nên lưu ý.

Việc lên kế hoạch tiếp thị tương tự như xây dựng nền móng trong hoạt động marketing (ảnh: internet).

Việc lên kế hoạch tiếp thị tương tự như xây dựng nền móng trong hoạt động marketing (ảnh: internet)

Khi doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho đội ngũ marketing tạo ra một trang fanpage, hay tài khoản trên mạng xã hội đều mong muốn nó trở thành không gian hữu ích. Tại đây,  nhân viên sẽ theo dõi tình hình tương tác của khách hàng, lắng nghe nhu cầu của họ,… Các người lao động tiếp thị phải liên tục cập nhật thông tin mới, hấp dẫn để tăng tương tác lần lượt theo dõi sao cho độ nhận diện thương hiệu ngày càng rộng khắp. Với sức mạnh lan tỏa của cộng đồng mạng, những thông điệp tốt đẹp về thương hiệu và sản phẩm sẽ đi vào thực tiễn cuộc sống, qua đó kích thích nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. 

Kỹ năng dự báo thị trường

Môi trường kinh doanh luôn có những biến động thất thường nếu như không theo dõi ,bám sát tình hình sẽ khó lường trước được các nguy cơ rủi ro bất ngờ xảy ra. Đồng thời, kỹ năng phân tích thị trường cũng là việc làm thường nhật và cấp thiết đối với hoạt động social marketing. Những vấn đề về thị trường sẽ xoay quanh: sự biến động giá cả, suy thoái kinh tế, giá vàng lên xuống, giá trị tiền tệ, nhu cầu tiêu dùng của người dân,… Các tiêu chí này sẽ giúp đội ngũ marketing lên kế hoạch tiếp cận khách hàng phù hợp đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất.

Kỹ năng dự báo rủi ro

Thao tác dự báo rủi ro thường tiến hành đồng thời với nhu cầu phân tích thị trường nhưng tần suất thấp hơn. Chẳng hạn theo dõi thị trường là việc thường nhật còn phán đoán nguy cơ rủi ro sẽ diễn ra theo tháng hoặc quý, năm. Đối với social marketing rủi ro sẽ đến từ bốn nguyên nhân chủ đạo: lỗi sai thông điệp tiếp thị (xuất phát từ người lao động), lỗi đường truyền (internet), đối thủ chơi xấu (đánh cắp data khách hàng, “dìm” thông điệp,…), khách hàng trung thành bỗng quay lưng. Tùy từng lĩnh vực kinh doanh và quy mô kinh tế của công ty các mức độ thiệt hại khi có 1 trong 4 trường hợp kể trên xảy ra đều gây tổn thất ít nhiều. Nếu như doanh nghiệp chuẩn bị trước, có đội ngũ tiếp thị hội đi tắt, đón đầu sẽ phần nào giảm thiểu các nguy cơ hoặc sẵn sàng khắc phục sự cố nếu xảy ra. 

Không những dự báo rủi ro, nhân viên social marketing cần biết lập kế hoạch phòng tránh và đối phó (ảnh: internet)

Không những dự báo rủi ro, nhân viên social marketing cần biết lập kế hoạch phòng tránh và đối phó (ảnh: internet)

Kỹ năng phân tích lợi thế cạnh tranh

Những sự cạnh tranh nhỏ trong hoạt động social marketing phải kể đến view và data khách hàng. Sự cạnh tranh lớn hơn sẽ thể hiện ra ở sức lan tỏa của thông điệp thương mại. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn giành được nhiều thị phần hơn so với đối thủ. Ví dụ: Hai công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng mì ăn liền, giá cả A hơn B một chút.  Tuy nhiên, A biết cách quảng cáo: mì nguyên chất từ khoai tây, nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe,…khách hàng vẫn sẽ cân nhắc chọn A.

Nếu như trang website và fanpage của doanh nghiệp có lượt view và data khách hàng thấp hơn đối thủ, hoạt động tiếp thị xã hội chứng tỏ kém hiệu quả (ảnh: internet).

Nếu như trang website và fanpage của doanh nghiệp có lượt view và data khách hàng thấp hơn đối thủ, hoạt động tiếp thị xã hội chứng tỏ kém hiệu quả (ảnh: internet)

Để tạo ra được một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc trong môi trường cạnh tranh, ắt hẳn nhân viên tiếp thị xã hội phải am hiểu về đối thủ. Tương tự như để tạo ra một trang website hay trang fanpage hấp dẫn cũng cần có sự tham khảo qua sản phẩm của đối thủ. Trong thời buổi bùng nổ công nghệ, không khó để người tìm việc biết được thông tin đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp ứng tuyển. 

Phẩm chất sáng tạo, nhanh nhạy

Một trong những yếu tố ghi điểm đối với đơn vị tuyển dụng social marketing là phẩm chất sáng tạo, nhanh nhạy. Phẩm chất sáng tạo sẽ cần thiết trong quá trình tạo ra thông điệp tiếp thị, sản xuất video clip quảng cáo, hình ảnh,…Đức tính nhanh nhạy sẽ thể hiện ở việc phát hiện ra thị trường mới, sản phẩm mới trong quá trình tiếp thị.

Thị hiếu của con người ngày càng cao, đòi hỏi social marketing phải sáng tạo, nhanh nhạy, đón đầu tạo ra thông điệp hấp dẫn, đột phá (ảnh: internet)

Thị hiếu của con người ngày càng cao, đòi hỏi social marketing phải sáng tạo, nhanh nhạy, đón đầu tạo ra thông điệp hấp dẫn, đột phá (ảnh: internet)

Ngoài ra, người lao động còn phải biết sáng tạo trên nền tảng kế thừa những giá trị tiếp thị sẵn có của doanh nghiệp. Trong quá trình lao động biết chắp vá, kết nối các chiến dịch truyền thông thành một thông điệp xuyên suốt, mạch lạc. Hay nói cách khác, mỗi nhân viên tiếp thị xã hội sẽ đóng vai trò kể chuyện, mang câu chuyện thương hiệu đến với khách hàng tạo ra những giá trị thương mại lẫn nhân văn. 

Kỹ năng làm việc nhóm

Mỗi một bài viết, trang website hay đường link trên Google mang tính chất social marketing đều nhằm mục đích truyền tải thông điệp thương mại của một doanh nghiệp nào đó. Các thành tố cấu tạo nên trang website, fanpage lại liên quan mật thiết với nhau. Do đó, những tân binh muốn trở thành một người lao động tiếp thị xã hội sẽ cần hợp tác với các đồng nghiệp để tạo ra tác phẩm mang giá trị kết nối. 

Dựa trên tinh thần đoàn kết, cởi mở, các ứng viên sẽ có cơ hội học hỏi và trau dồi thêm tri thức, kinh nghiệm (ảnh: internet)

Dựa trên tinh thần đoàn kết, cởi mở, các ứng viên sẽ có cơ hội học hỏi và trau dồi thêm tri thức, kinh nghiệm (ảnh: internet)

Nếu ứng có viên có tinh thần ham học hỏi, cởi mở, hòa đồng thì sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng kế hoạch tiếp thị cả đội/ nhóm. Tinh thần đoàn kết sẽ giúp team social marketing tạo ra được thông điệp mạnh mẽ, kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 

Xem Thêm

Khi đứng trong hoàn cảnh phải “so găng” về tuyển dụng social marketing, các ứng viên am hiểu yêu cầu của công ty sẽ chiếm ưu thế hơn. Trên đây là một vài yêu cầu của phía tuyển lao động tiếp thị xã hội, hy vọng đã mang lại cho các bạn kiến thức hữu ích.

Mai Linh

Nguồn: https://timviecmarketing.com

Tags:

Bài viết liên quan

Chiến Lược Giá là Gì? Các Yếu Tố Cấu Thành Chiến Lược Giá

Chiến Lược Giá là Gì? Các Yếu Tố Cấu Thành Chiến Lược Giá

Chiến lược giá là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của một tổ chức, đóng vai trò...

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Chi phí marketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Tuy nhiên, việc...

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và quản lý mạng, dịch vụ trực tuyến và ứng...

Bài đọc nhiều

Yêu cầu công việc đối với vị trí Relationship Manager là gì

Yêu cầu công việc đối với vị trí Relationship Manager là gì

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp thuộc bất kể lĩnh vực nào cũng đều…

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Viết CV không phải là một việc quá mức khó khăn, nhưng viết được một bản CV gây ấn tượng…

“Bật mí” mức lương của nhân viên marketing mới ra trường trong năm đầu

Sinh viên ngành Marketing khi ra trường có nhu cầu tìm việc marketing vừa sẽ nhận được sự chào đón…

Bài mới nhất

Tìm Hiểu Về CSAT:Định Nghĩa, Ý Nghĩa và Cách Đo Lường Sự Hài Lòng

Tìm Hiểu Về CSAT:Định Nghĩa, Ý Nghĩa và Cách Đo Lường Sự Hài Lòng

Trong lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh, CSAT (Customer Satisfaction) là một thuật ngữ quan trọng được sử dụng…

Chiến Lược Giá là Gì? Các Yếu Tố Cấu Thành Chiến Lược Giá

Chiến Lược Giá là Gì? Các Yếu Tố Cấu Thành Chiến Lược Giá

Chiến lược giá là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của một tổ chức, đóng vai trò…

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Chi phí marketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Tuy nhiên, việc…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.