Việc làm Marketing: Nhiều cơ hội cho người giỏi giao tiếp, thạo kỹ năng
Có thể bạn không tin nhưng kết quả của một cuộc khảo sát gần đây đã chỉ ra rằng số lượng việc làm marketing chiếm tới gần 50% kho tin tức tuyển dụng ở thị trường lao động Việt Nam.
- Những điều cần biết và 5 bí quyết tìm việc marketing nhanh nhất
- 7 yêu cầu tuyển marketing – ứng viên cần nắm, có việc làm ngay
Không chỉ là một con số biết nói, thống kê này còn chứng tỏ vị thế ngày càng lớn mạnh của marketing và triển vọng ngày càng xán lạn của nhu cầu nhân sự ngành marketing giữa bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nếu đam mê kinh doanh lại có óc sáng tạo, ham học hỏi và không ngại thử thách, bạn sẽ chẳng bao giờ phải lo thất nghiệp ở lĩnh vực đầy hứa hẹn này.
Khái niệm marketing
Thời gian trước đây, có một lối tư duy xưa cũ cho rằng làm marketing là tay ôm sản phẩm đi gõ cửa từng nhà, từng xóm, mời chào từng người, từng công ty,… để quảng bá, tiếp thị các mặt hàng cần bán ra thị trường. Trên thực tế, đó là một cách nhìn thiển cận, không thấu đáo và chỉ phản ánh được một khía cạnh nhỏ của ngành marketing nói chung. Marketing là một lĩnh vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí quyết định tới sự sống còn của hoạt động kinh doanh.
Marketing gồm tất cả những hành động hướng đến khách hàng để đảm bảo mọi nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng đều được đáp ứng mà vẫn thỏa mãn yếu tố thu về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Thông qua quá trình chiêu thương sản phẩm, tiếp thị mặt hàng và quảng bá thương hiệu, marketing có sứ mệnh kết nối doanh nghiệp và khách hàng, tạo ra một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, vừa ý người mua, thuận lòng kẻ bán.
Hiện nay, khi nền kinh tế quốc dân đang tăng trưởng mạnh mẽ, các thương hiệu, nhãn hàng cũng phát triển như nấm mọc sau mưa. Tuy nhiên, giữa ‘thương trường như chiến trường’, việc tạo được dấu ấn riêng và nét khác biệt trong số đông là nhiệm vụ sống còn để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và không bị ảnh hưởng bởi quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Khi đó, vai trò của các hoạt động marketing càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và khâu thúc đẩy marketing được các doanh nghiệp coi trọng không kém gì việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đương nhiên, giữa hai công ty kinh doanh cùng một mặt hàng, bên nào có chiến lược marketing đúng hướng, bài bản hơn, bên đó sẽ giành được sự chú ý của người tiêu dùng, qua đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, bán hàng và đem về lợi nhuận. Trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội, không chỉ dừng lại ở những cách thức truyền thống như phát tờ rơi, in ấn lookbook, catalogue, gửi thư, quà trực tiếp, marketing ngày càng có nhiều đất để phát triển mà tiêu biểu là hình thức online. Điều này phù hợp với xu thế của thời đại mới, khi chúng ta đang sống trong một thế giới mà ở đó những thông điệp quảng cáo sẽ quyết định cái gật đầu của khách hàng.
Marketing gồm những lĩnh vực nào?
Với tầm quan trọng của mình trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững, marketing trở thành một ngành học được đông đảo thanh niên lựa chọn để định hướng sự nghiệp và vấn đề việc làm marketing càng được xã hội quan tâm. Là một phạm trù rộng lớn, marketing được phân thành nhiều chuyên ngành nhỏ hơn, phù hợp với từng giai đoạn của hoạt động kinh doanh như Quản trị bán hàng, Nghiên cứu hành vi khách hàng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối sản phẩm, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ,…
Công việc chính của một marketer
Muốn trở thành một nhân viên marketing chuyên nghiệp, bạn phải đảm bảo được việc xử lý thành thạo các công việc sau. Thứ nhất, đó là học cách xây dựng, hoạch định và triển khai các kế hoạch quảng cáo, PR, khuyến mãi để đẩy mạnh quá trình nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp.
Thứ hai, các marketers phải là những người đảm nhận tốt nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, duy trì tương tác với khách hàng, tổ chức sự kiện PR thương hiệu, định giá và phân phối sản phẩm, đề xuất, thiết kế các phương án đón đầu xu hướng của thị trường. Họ cũng là người thiết kế các cuộc khảo sát, báo cáo để thu thập, thống kê và phân tích thông tin về thị trường, chiến lược của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và thị hiếu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự cân nhắc, điều chỉnh linh hoạt trong hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu và kích thích sức mua của người tiêu dùng.
Thứ ba, làm trong lĩnh vực marketing, bạn không chỉ độc lập tác chiến mà còn phải luôn phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau với các phòng ban, bộ phận khác của công ty để cùng thực hiện, xử lý công việc chung cũng như yêu cầu riêng của cấp trên. Trong quá trình làm việc, một marketer chuyên nghiệp nên biết cách dự trù, cân đối và tiết kiệm chi phí marketing, góp phần hạn chế rủi ro tài chính và đem lại mức lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Triển vọng việc làm marketing
Trong lĩnh vực marketing, nếu sở hữu một tấm bằng loại ưu, khả năng ngoại ngữ và tinh thần ham học hỏi, đừng bao giờ lo thất nghiệp. Sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp sau khi ra trường sẽ có cơ hội đảm nhận các công việc như chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên quan hệ công chúng, quản lý truyền thông – mạng xã hội, chuyên viên chăm sóc khách hàng, trợ lý truyền thông hoặc nhân viên phát triển và quản trị thương hiệu,…
Bên cạnh đó, nếu có năng khiếu viết lách, khả năng tư duy ngôn ngữ và yêu thích việc cầm bút và ‘chơi đùa’ với các con chữ, bạn cũng có cơ hội làm công việc của một chuyên viên sáng tạo nội dung, copywriter, chuyên viên SEO – tối ưu hóa tìm kiếm,… Nếu xác định theo con đường học thuật hoặc có khả năng sư phạm, bạn còn có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, hoạch định, nhà quản lý, giảng viên giảng dạy bộ môn quản trị kinh doanh, marketing tại các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.
Một vấn đề được nhiều người quan tâm là mức lương cơ bản của nhân sự trong lĩnh vực marketing. Theo một thống kê do Adecco Vietnam công bố, thù lao của nhân viên ngành marketing dao động ở nhóm cao so với bình quân thu nhập của người Việt, ở con số 7 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/tháng, tùy vào kinh nghiệm, vị trí và thâm niên cống hiến của anh ta đối với doanh nghiệp.
Kỹ năng cần có để ứng tuyển việc làm marketing thành công
Như đã nói ở trên, khả năng tạo nên sự khác biệt và bản sắc riêng cho thương hiệu là chiếc chìa khóa mở ra cơ hội tồn tại và phát triển cho doanh nghiệp giữa thời buổi bão hòa của thị trường. Nếu là một người đam mê kinh doanh, yêu thích sáng tạo, nhạy cảm với trào lưu, đón đầu mọi xu hướng lại có khả năng tư duy logic và óc phân tích nhạy bén thì xin chúc mừng, marketing là một lĩnh vực dành cho bạn.
Một kỹ năng quan trọng khác làm nên thành công của nghề marketing là khả năng nắm bắt tâm lý người tiêu dùng. Từ sự đồng cảm, thấu hiểu, marketer sẽ biết khách hàng muốn gì, thích gì để cung cấp chính xác các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ. Muốn làm được điều này, bạn phải trau dồi nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng mềm cũng như khả năng xử lý tình huống để có thể ứng biến linh hoạt trước mọi đối tượng, trong mọi hoàn cảnh.
Là nghề dành cho những người năng động, hướng ngoại, nhiệt tình và giỏi giao tiếp, chắc hẳn một người ít nói, rụt rè, sợ đám đông, ngại va chạm sẽ khó có được thành công khi làm marketing. Đồng thời, bạn cũng phải luôn đề cao tinh thần làm việc và trách nhiệm đối với công việc dù đang ‘tác chiến’ độc lập hay làm theo nhóm.
Xem thêm tại đây:
- 3 bí quyết đỉnh cao giúp bạn tìm việc marketing tại Tp.HCM nhanh chóng
- 7 bí kíp ‘câu’ khách được nhà tuyển dụng marketing dược đánh giá cao
- Bí kíp học marketing hiệu quả, muốn lương bao nhiêu có bấy nhiêu
Những chia sẻ trên đây chỉ là một vài bí quyết nhỏ để hi vọng có thể đồng hành cùng những ai đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm marketing. Lý thuyết là thế nhưng để gặt hái thành quả, mỗi cá nhân cần tự rút ra cho riêng mình những bài học kinh nghiệm từ người đi trước, từ bạn bè xung quanh và nghiêm túc nhìn nhận điểm yếu để khắc phục, thế mạnh để phát huy. Có như vậy, bạn mới nhanh chóng tiệm cận thành công trong không chỉ lĩnh vực marketing mà còn nhiều ngành nghề khác nữa.
Bài viết liên quan