Định vị thương hiệu là gì? Làm sao để doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường?

07/05/2021 01:27 PM    |    Tìm việc   >  Uncategorized

Định vị thương hiệu là một thuật ngữ thông dụng trong marketing nói chung và trong quá trình xây dựng thương hiệu nói riêng. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc doanh nghiệp xây dựng hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng. 

Một thương hiệu uy tín sẽ thu hút được đông đảo khách hàng không chỉ tại thị trường trong nước mà còn cả quốc tế. Chính vì vậy, xây dựng thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng và được doanh nghiệp chú trọng. Định vị thương hiệu là cũng vì thế trở thành công việc quan trọng hàng đầu. Bạn đã thực sự hiểu được định vị TH là gì và tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng thương hiệu? Hãy cùng Tìm việc Marketng tìm hiểu ngay về thuật ngữ marketing thông dụng này nhé!

Định vị thương hiệu là gì?

định vị thương hiệu

Đã có nhiều khái niệm về định vị TH được đưa ra. Hiểu đơn giản định vị thương hiệu là vị trí mà thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp ở trong nhận thức của khách hàng. Là tổng hợp các hoạt động mà doanh nghiệp nỗ lực thực hiện với mục đích tạo cho sản phẩm và thương hiệu một vị trí xác định, khác so với đối thủ cạnh tranh.

Dù doanh nghiệp có chủ động làm hay không thì việc định vị vẫn sẽ diễn ra bởi việc khách hàng đánh giá sao về hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm chính là định vị thương hiệu. Vì vậy doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tiến hành định vị TH của mình để có thể tạo dựng được hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng.

>>>Xem thêm: Các kiến thức thương hiệu hay được chia sẻ mỗi ngày tại Tìm việc Marketing, thường xuyên ghé thăm và học hỏi cùng chúng mình nhé!

Vai trò của định vị trong việc xây dựng chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp

định vị thương hiệu

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao một số doanh nghiệp luôn có lượng khách hàng ổn định, sẵn sàng chi trả cho sản phẩm của doanh nghiệp mà không quá quan tâm đến giá cả hay nhiều yếu tố khác? Đó chính là nhờ việc doanh nghiệp định vị thành công thương hiệu của mình. Vai trò của việc định vị TH đem lại cho doanh nghiệp:

  • Trong bước đầu xây dựng thương hiệu, việc định vị giúp doanh nghiệp dẽ dàng xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, xu hướng của thị trường. Từ đó doanh nghiệp sẽ hoạch định được những chiến lược cụ thể để tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả.
  • Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu và nắm rõ quyết định mua hàng của họ và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng. Từ đó xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng.
  • Một chiến lược định vị tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới đúng người. Điều này đem lại hiệu quả truyền thông và bán hàng cao hơn rất nhiều so với phương thức Marketing mà không có định vị.
  • Tạo ra sự khác biệt về thương hiệu của doanh nghiệp so với đối thủ. Trong một ngành nghề có đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thương hiệu khác nhau, vậy làm sao để khách hàng nhớ về bạn? Việc định vị sẽ giúp bạn trở nên khác biệt, không còn “na ná” với nhiều thương hiệu khác.

>>>Có thể bạn quan tâm: Các vị trí tuyển dụng marketing hấp dẫn đang chờ đón bạn. Khám phá ngay nhé!

Các bước để định vị thương hiệu

định vị thương hiệu

Bước 1: Nhận dạng tập khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng chiến lược định vị mà xác định đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp cần biết khách hàng của mình là ai, nhu cầu của họ là gì, đâu là giải pháp cho họ,…Việc xác định đúng tập khách hàng giúp doanh nghiệp không bị đi sai hướng trong quá trình định vị.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” điều này cũng hoàn toàn phù hợp trong trường hợp này. Bạn không thể giành phần thắng mà không biết rõ về đối thủ của mình, vì vậy khi xây dựng chiến lược định vị hãy tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp cần biết về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, những ngách thị trường mà đối thủ chưa hướng tới. Từ tìm ra hướng đi cụ thể cho doanh nghiệp khác với đối thủ cạnh tranh.

Bước 3: Xác định điểm nổi bật của thương hiệu

Mục đích của định vị chính là tạo ra điểm khác biệt của thương hiệu sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã hiểu được về đối thủ bạn cần tìm ra điểm nổi bật của mình khác gì so với đối thủ cạnh tranh. Có thể là về công dụng cấu tạo (hiệu quả nổi bật, thành phần, công dụng,..) hoặc về dịch vụ thương mại như chế độ bảo hành, chính sách hậu mãi,…Từ đó đưa ra định vị TH phù hợp.

Bước 4: Tạo tuyên ngôn định vị

Tuyên ngôn định vị là câu nói để truyền đạt các giá trị khác biệt của TH của bạn tới với khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Có 4 câu hỏi doanh nghiệp cần trả lời trước khi xây dựng tuyên ngôn về định vị:

  • Chân dung khách hàng là ai?
  • Danh mục sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp là gì?
  • Lợi ích lớn nhất mà sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đem lại?
  • Đưa ra được bằng chứng về những lợi ích trên.

Bước 5: Kiểm tra hiệu quả

 Cuối cùng là bước kiểm tra lại định vị của thương hiệu mà doanh nghiệp đã lựa chọn. Có thể trong giai đoạn đầu có thể chưa đem lại quả ngay lập tức, nhưng qua quá trình phát triển, nếu làm đúng, định vị sẽ giúp thương hiệu tiến xa hơn nữa.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến định vị TH cũng như vài trò của nó đối với việc xây dựng các chiến lược của doanh nghiệp. Định vị TH đang ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. Thường xuyên ghé thăm Tìm việc marketing để cập nhật những thông tin marketing hay cũng như các kiến thức liên quan đến ngành Marketing bạn nhé!

>>>Xem thêm: Tìm việc làm nhanh tại Hà Nội cùng website tìm việc uy tín nhất hiện nay!

Bài viết liên quan

IMC là gì và Tầm Quan Trọng của Nó trong Sức Khỏe và Fitness

IMC là gì và Tầm Quan Trọng của Nó trong Sức Khỏe và Fitness

IMC là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế và thể dục thể thao....

5W1H là gì? Ý Nghĩa Trong Việc Lập Kế Hoạch

5W1H là gì? Ý Nghĩa Trong Việc Lập Kế Hoạch

Trong môi trường quản lý dự án và việc nắm bắt thông tin, 5W1H là một công cụ hữu ích...

Tìm hiểu về vai trò của Deputy Sales Director trong doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp, chức vụ Deputy Sales Director (Phó Giám đốc kinh doanh) đóng một vai trò quan trọng...

Bài đọc nhiều

Sơ yếu lý lịch bao gồm những thông tin gì?

Sơ yếu lý lịch hay còn gọi là lý lịch trích ngang, là tờ khai nhằm cung cấp đầy đủ thông…

“Bật mí” mức lương của nhân viên marketing mới ra trường trong năm đầu

Sinh viên ngành Marketing khi ra trường có nhu cầu tìm việc marketing vừa sẽ nhận được sự chào đón…

Mức lương trung bình của việc làm marketing hiện nay

Marketing lương bao nhiêu? Đây là vấn đề được đa số mọi người quan tâm khi ứng tuyển vào việc…

Bài mới nhất

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong marketing là…

Các Hình Thức Trade Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Hình Thức Trade Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Ttrade marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác thương mại…

Phát Triển Sản Phẩm là Gì? Lợi Ích của Việc Phát Triển Sản Phẩm Trong Marketing

Phát Triển Sản Phẩm là Gì? Lợi Ích của Việc Phát Triển Sản Phẩm Trong…

Trong ngành công nghiệp hiện đại, quá trình phát triển sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.