Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những điều bạn cần biết về phương thức kinh doanh này

24/04/2021 10:44 AM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Nhượng quyền thương hiệu là phương thức kinh doanh khá phổ biến tại Việt Nam với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì?  Với bài viết này Timviecmarketing sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh này.

Nhượng quyền thương hiệu

Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới thực hiện nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam có thể kể đến như KFC, Pizza Hut, trà sữa Ding Tea,…Hay một số doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang thực hiện phương thức kinh doanh này như Cà phê Trung Nguyên, Tocotoco,… Vậy phương thức kinh doanh có đặc điểm gì và cần lưu ý những gì khi tham gia nhượng quyền thương hiệu. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn với nội dung dưới đây nhé!

>>>Cùng chia sẻ và khám phá  về những kiến thức Marketing hay nhất cùng Tìm việc Marketing ngay nhé!

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu (hay còn gọi là Franchise) là hình thức kinh doanh mà cá nhân hoặc tổ chức nào đó được quyền sử dụng thương hiệu hay tên sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp khác để tiến hành kinh doanh. Phương thức nhượng quyền thương hiệu có thể được tiến hành trong một khoản thời gian nhất định với một số ràng buộc về một khoản chi phí hay phần trăm doanh thu.

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Có những loại hình nhượng quyền thương hiệu nào?

Phương thức kinh doanh nhượng quyền khá là linh hoạt, hầu như lĩnh vực kinh doanh nào cũng có thể tham gia nhượng quyền. Nhưng nhìn chung nhượng quyền thương mại sẽ có 4 loại hình chính, và chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể với bạn dưới đây.

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện

Đây được xem là mô hình nhượng quyền có cấu trúc hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất khi thể hiện mức độ hợp tác và cam kết giữa hai bên nhượng và nhận. Với loại hình này, ngoài việc được sử dụng nhãn hiệu bên nhận nhượng quyền còn có quyền sở hữu toàn bộ hệ thống vận hành kinh doanh, các bí quyết trong sản xuất, quyền quản lý sản xuất và tiếp thị sản phẩm,…

Với mô hình này bên nhượng quyền sẽ cung cấp sẽ cung cấp kế hoạch chi tiết, đầy đủ về mọi mặt. Hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong giai đoạn đầu hoặc các giai đoạn về sau

Đây trở thành mô hình nhượng quyền phổ biến nhất  ở thời điểm hiện tại và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ chỉ chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng một số yếu tố trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như cấp quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu, hoặc có thể là chia sẻ công thức hay mô hình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ.

Mô hình này thường được các doanh nghiệp áp dụng bên nhượng quyền muốn mở rộng hệ thống phân phối,  gia tăng độ phủ thị trường, tăng doanh thu để cạnh tranh. Với mô hình này bên nhượng quyền sẽ không quản lý quá chặt hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền. Họ quan tâm nhiều hơn đến doanh thu bán sản phẩm.

Nhượng quyền có sự tham gia quản lý

Với mô hình này bên cạnh việc chuyển nhượng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh thì bên nhượng quyền sẽ cung cấp thêm người quản lý và điều hành doanh nghiệp cho bên nhận nhượng quyền.

Người quản lý không cần phải tham gia vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp mà có nhiệm vụ giám sát toàn diện. Người quản lý sẽ sử dụng kinh nghiệm, chuyên môn để lãnh đạo công ty và quản lý các bộ phận một cách hiệu quả, tập trung vào phát triển kinh doanh và đưa ra những quyết định về tài chính.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để tham gia quản lý hệ thống. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của doanh nghiệp để kiểm soát kinh doanh.

>>>Xem thêm: Hàng ngàn cơ hội tìm việc làm với website tìm việc uy tín nhất hiện nay. Cùng khám phá ngay nhé!

Một số lưu ý khi tham gia nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu

Mô hình kinh doanh này cũng không tránh khỏi những rủi ro nên khi đưa ra quyết định nhượng quyền các doanh nghiệp cần tính toán và thảo luận cẩn thận. Một số lưu ý khi tham gia nhượng quyền thương hiệu.

  • Nghiên cứu kỹ càng thị trường kinh doanh. Trước khi bắt đầu tham gia kinh doanh bạn cần tìm hiểu về kỹ về thị trường để tránh những rủi ro. Bên nhận nhượng quyền càng cần tìm hiểu kỹ càng hơn để đảm bảo giá trị mình nhận được là tương xứng với số tiền bỏ ra.
  • Tính pháp lý trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu. Hợp đồng chuyển nhượng cần rõ ràng, quyền lợi và nghĩ vụ của hai bên phải được quy định cụ thể để tránh những rủi ro không đáng có.
  • Chi phí phát sinh có thể xảy ra. Đây chắc chắn là điều không thể tránh khỏi trong kinh doanh vì ngoài chi phí cố định thì còn rất nhiều chi phí phát sinh có thể xảy ra.
  • Rủi ro, cạnh tranh đến từ các đối thủ cùng là bên nhận nhượng quyền. Sự cạnh tranh giữa các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền là vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư phải đau đầu.

Trên đây là một số vấn đề xoay quanh việc chuyển nhượng thương hiệu mà có thể bạn quan tâm. Nhượng quyền thương hiệu không phải là phương thức kinh doanh mới nhưng cũng có không ít khó khăn trong mô hình này. Mong rằng thông tin chúng mình cung cấp hữu ích đối với hoạt động kinh doanh của bạn.

>>Xem thêm: Khám phá những vị trí tuyển dụng Marketing hấp dẫn

Bài viết liên quan

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, khái niệm "consumer" đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi nó liên...

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong marketing là...

Các Hình Thức Trade Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Hình Thức Trade Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Ttrade marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ với các đối tác thương mại...

Bài đọc nhiều

công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh là gì?

Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh , hãy theo dõi những công việc mà NVKD…

Vai trò của Product Owner trong dự án không phải ai cũng biết

1.Tầm quan trọng của Product Owner Trong quy trình Scrum, PO là người đại diện cho khách hàng để làm…

Mức lương trung bình của việc làm marketing hiện nay

Marketing lương bao nhiêu? Đây là vấn đề được đa số mọi người quan tâm khi ứng tuyển vào việc…

Bài mới nhất

Khám Phá Direct Mail là gì và Ưu Điểm Trong Chiến Lược Marketing

Khám Phá Direct Mail là gì và Ưu Điểm Trong Chiến Lược Marketing

Trong môi trường marketing ngày nay, “direct mail” là một khái niệm đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn đang…

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, khái niệm “consumer” đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi nó liên…

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong marketing là…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.