CPS là gì? Vai trò của CPS ra sao trong thương mại điện tử

11/05/2020 10:27 AM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Trong ngành marketing có một thuật ngữ bạn nên tìm hiểu ngay đó là CPS. CPS là gì? CPS là một hình thức quảng cáo trên nền tảng thương mại điện tử mà chi phí quảng cáo được thanh toán dựa vào doanh thu bán hàng. Vậy ý nghĩa của CPS với thương mại điện tử là gì? Bạn đọc ngay trong bài viết này nhé!

CPS là gì?

CPS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Cost Per Sale – là một phương thức quảng cáo mà chi phí của quảng cáo sẽ được thanh toán dựa trên doanh thu bán hàng. Khi người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua sắm online của các thương hiệu thông qua việc quảng cáo từ những banner có dẫn liên kết thì đơn vị kinh doanh đó sẽ phải trích một phần chi phí để thanh toán phí quảng cáo.

CPS là gì? Vai trò của CPS ra sao trong thương mại điện tử

Khái niệm CPS

Có nghĩa là nếu bạn chọn phương thức quảng cáo này thì bạn sẽ chỉ phải trả phí cho bên đơn vị quảng cáo khi khách hàng mua hàng bên bạn từ link dẫn liên kết được tạo ra. Nếu doanh thu càng nhiều thì việc bạn phải trả phí sẽ càng nhiều, và ngược lại bạn sẽ không mất phí nếu không bán được hàng khi không có khách hàng truy cập vào trang bán hàng điện tử của bạn từ banner quảng cáo đó.

► Xem ngay: Các việc làm markting với mức lương hấp dẫn nhất hiện nay.

Những ưu khuyết điểm của hình thức quảng cáo này

CPS là gì? Vai trò của CPS ra sao trong thương mại điện tử 1

Ưu khuyết điểm của CPS

Với sự phát triển ngày một lớn mạnh của thương mại điện tử thì các hình thức quảng cáo kèm theo nền tảng kinh tế này cũng vì thế mà  phát triển. CPS là một phương thức quảng cáo rất phù hợp với dạng thương mại điện tử. Nhưng ưu điểm có thể thấy được của phương thức quảng cáo này có thể liệt kê gồm:

  • Hình thức quảng cáo ít rủi ro, đem lại lợi nhuận cao cho người dùng
  • Chi phí quảng cáo không quá tốn kém
  • Chỉ cần trả phí khi đơn hàng được chốt thành công
  • Phù hợp với những doanh nghiệp bán lẻ quy mô vừa và nhỏ
  • Quảng cáo đạt hiệu quả cao

Bên cạnh những ưu điểm thì CPS vẫn còn tồn tại nhiều bất lợi đối với những người sử dụng như sau:

  • Tính đo lường thấp, không chính xác
  • Không xác định được chính xác hiệu quả của việc quảng cáo

Việc sử dụng CPS chỉ nên áp dụng khi bạn không muốn bỏ ra quá nhiều ngân sách dành cho việc quảng cáo. Hiệu quả của hình thức quảng cáo này chỉ phù hợp với những đơn vị kinh doanh nhỏ, không áp dụng để triển khai những chiến lược Marketing lớn cần độ chính xác cao được. Vậy nên nhất định các Marketer cần cân nhắc thật kĩ khi quyết định lựa chọn hình thức quảng cáo này.

► Khám phá ngay: Những kiến thức Marketing giúp bạn trở thành nhà Marketer giỏi.

Vai trò của CPS đối với thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang từng ngày càng bùng nổ sự phát triển, ngay tại thị trường Việt Nam cũng có thể thấy rõ được sự phát triển, lớn mạnh đó. CPS sẽ đóng vai trò là cầu nối để quá trình giao dịch, kinh doanh trở nên thuận lợi hơn. Tạo nên một môi trường kinh doanh mà những doanh nghiệp không còn phải quá đau đầu về chi phí quảng cáo cao ngất ngưởng như trước.

CPS là gì? Vai trò của CPS ra sao trong thương mại điện tử 2

Vai trò của CPS

Trong việc xây dựng các chiến lược Marketing thì vấn đề quảng cáo, tiếp thị luôn là điều khiến các Marketer cảm thấy đau đầu nhất. Hiện nay, có rất nhiều các hình thức quảng cáo khác nhau, nhưng để có thể lựa chọn được một phương thức hiệu quả, phù hợp nhất không đơn giản. Những phương thức truyền thống ngân sách phải chi trả quá cao cũng là điều khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng.

Tuy nhiên, để bắt kịp với xu hướng thị trường, sự cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo cũng ngày một mạnh khiến nhiều đơn vị quảng cáo liên tục đưa ra những chiến lược quảng cáo mới. Những phương thức quảng cáo mới sẽ chú trọng vào việc  nâng cao năng suất, giảm chi phí đến mức thấp nhất và CPS cũng là một trong số phương thức đó.

► Tìm hiểu thêm: Các thông tin tìm việc làm nhanh giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội việc làm nào.

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đọc cũng đã hiểu hơn CPS là gì rồi có đúng không? Những thông tin chúng tôi chia sẻ trong bài viết mong rằng sẽ giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin hơn về lĩnh vực marketing. Đừng quên chúng tôi còn nhiều bài viết hấp dẫn đang chờ các bạn đón đọc  khi bạn xem tại timviecmarketing.com nhé!

Tags:

Bài viết liên quan

Công Việc của Advertising Agency Là Gì?

Công Việc của Advertising Agency Là Gì?

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu...

Shopper Marketing là gì: Ý Nghĩa và Ứng Dụng trong Kinh Doanh

Shopper Marketing là gì: Ý Nghĩa và Ứng Dụng trong Kinh Doanh

Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ "Shopper Marketing" chưa? Đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh...

Ý Nghĩa và Cách Thức Viết Thư Xin Lỗi Khách Hàng

Ý Nghĩa và Cách Thức Viết Thư Xin Lỗi Khách Hàng

Việc gửi thư xin lỗi khách hàng là một phần quan trọng trong việc quản lý mối quan hệ với...

Bài đọc nhiều

Những công việc giám sát kinh doanh phải thực hiện

Những công việc giám sát kinh doanh phải thực hiện

Giám sát kinh doanh thường xuyên phải đào tạo đội ngũ nhân viên, để họ có thể đáp ứng được…

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Viết CV không phải là một việc quá mức khó khăn, nhưng viết được một bản CV gây ấn tượng…

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan đến nhiều cuộc gọi điện thoại…

Bài mới nhất

Green Marketing là Gì và Tầm Quan Trọng Trong Chiến Lược Tiếp Thị

Green Marketing là Gì và Tầm Quan Trọng Trong Chiến Lược Tiếp Thị

Trong thời đại hiện nay, khi những vấn đề về môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, green marketing…

Công Việc của Advertising Agency Là Gì?

Công Việc của Advertising Agency Là Gì?

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu…

Shopper Marketing là gì: Ý Nghĩa và Ứng Dụng trong Kinh Doanh

Shopper Marketing là gì: Ý Nghĩa và Ứng Dụng trong Kinh Doanh

Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ “Shopper Marketing” chưa? Đây là một khái niệm quan trọng trong lĩnh…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.