Ngành marketing dễ xin việc không? Nên học ở đâu?
Ngành marketing dễ xin việc không? Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ không chỉ đang băn khoăn về câu hỏi này mà còn mơ hồ trong việc lựa chọn hướng đi riêng.
- Học Marketing làm gì? Sinh viên ra trường có thể xin việc hay không?
- Marketing manager là gì? 4 kỹ năng giúp thăng tiến trong nghề
Marketing đóng vai trò quan trọng đảm bảo cho sự vận hành trơn tru, phát triển vượt bậc của các công ty, doanh nghiệp. Dẫu tiềm năng, cơ hội rộng mở là thế nhưng thực tế, vẫn có nhiều sinh viên, bạn trẻ còn mơ hồ với câu hỏi liệu ngành marketing dễ xin việc không? Lời giải đáp sẽ được bật mí ngay sau đây.
Marketing là gì?
Marketing dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “tiếp thị”. Tuy nhiên, đừng vội nghĩ tiếp thị là mang sản phẩm đi chào bán trực tiếp ở những chỗ công cộng. Marketing không phải là hoạt động tham gia vào công tác bán hàng mà là quá trình giải quyết những câu hỏi như Khách hàng cần gì? Khi nào? Ở đâu? Chi trả bao nhiêu cho sản phẩm?
Nói nôm na, marketing là các hoạt động hướng tới khách hàng, thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Đích đến của marketing chính là trở thành cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Học marketing là học gì?
Tùy mục tiêu và chương trình, mỗi trường ĐH, CĐ sẽ đào tạo ngành marketing khác nhau nhưng hầu hết đều có những chuyên ngành như:
- Quản trị marketing
- Quản trị bán hàng
- Quản trị thương hiệu
- Quảng cáO
Theo học, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên môn về kinh doanh và marketing. Ngoài ra, việc trau dồi khả năng tiếng Anh cũng là rất cần thiết.
Học marketing là học cách:
- Tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận thị trường
- Phát hiện, khai thác các cơ hội kinh doanh một cách có hiệu quả
- Thu hút, giữ chân khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua các chiến lược
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng
- Tổ chức phân phối sản phẩm
- Định giá sản phẩm
- Quảng bá thương hiệu
- Tổ chức sự kiện
- Phân tích, thu thập nhu cầu thị trường
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường
- Xây dựng chiến lược phát triển, quản trị thương hiệu
- Nghiên cứu kỹ những hành vi tiêu dùng và thị hiếu của người dân
- Tổ chức, xây dựng hệ thống marketing
- Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing
Học được những gì từ danh sách trên sẽ quyết định việc làm tương lai của 1 “marketer”. Ngoài ra, công việc marketing của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào loại công ty và phân ngành riêng.
► Tìm hiểu: Các tin tức hữu ích, mới nhất về Ngành Marketing
Học ngành marketing có dễ xin việc không?
Nói không ngoa khi cho rằng marketing đóng vai trò “xương sống”, cốt lõi trên nhất trong hoạt động kinh doanh của mọi tổ chức kinh doanh trên thế giới. Marketing là một ngành học rộng nên khi ra trường, sinh viên có thể làm việc ở nhiều bộ phận, đảm nhiệm nhiều vị trí, từ nhân viên, chuyên viên cho tới quản lý, với những công việc cụ thể khác nhau.
Đây cũng chính là 1 lợi thế khi học ngành này. Cử nhân ngành marketing là nguồn nhân lực được chào đón tại các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, người học còn có thể làm công việc quản lí thương mại tại các Sở Công thương trực thuộc Tỉnh, Thành phố.
Tuỳ thuộc vào vị trí cũng như kinh nghiệm làm việc, 1 nhân viên marketing mới vào nghề có thể nhận mức lương khoảng 5 – 8 triệu đồng nhưng 1 chuyên viên marketing có thể kiếm tới hàng trăm triệu 1 tháng.
3 nghề nghiệp đắt giá nhất, được khao khát nhất trong ngành marketing hiện nay là:
- Chuyên viên truyền thông, quảng cáo
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Cán bộ nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp.
► Xem ngay: Thông tin tuyển dụng nhân viên marketing online tại hcm việc tốt, lương cao.
Sinh viên ngành marketing sau khi tốt nghiệp có thể xin việc tại các công ty trong và ngoài nước như:
- Công ty truyền thông, tổ chức sự kiện
- Công ty cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo
- Công ty cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho ngành như quay phim, chụp hình, lồng tiếng…
- Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH, Tập đoàn đa quốc gia
- Công ty quảng cáo (Advertising agency): Ogilvy & Mather (Mỹ), JW Thomson (Mỹ), Saatchi & Saatchi (Anh), Dentsu (Nhật), Cowan (Úc)…
- Công ty truyền thông (Media agency): Đất Việt Group, VAC (Đất Việt Media, TKL Media, Đông Tây Promotions), GroupM (Mindshare, Mediacom, Maxxus, MEC), Publicis (Starcom, Zenith, Opti, Equinox và Performics), Dentsu Asia Network (Dentsu Vn, Dentsu Alpha, Dentsu Media)…
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency): AC Nielsen – nay là Nielsen, Taylor Nielsen (TNS) – nay là Kangtar Media, FTA (Việt Nam), Epinion (Đan Mạch)…
- Các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành marketing.
Kỹ năng cần thiết của người làm marketing
Ngành marketing là 1 ngành năng động, không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cả sự thông minh và đam mê. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng quyết định sự thành công bền vững của 1 nhân viên marketing như:
- Đam mê kinh doanh
- Sự tự tin, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro
- Sự năng động, linh hoạt và sáng tạo
- Khả năng tư duy, xử lý thông tin nhanh nhạy
- Biết quan sát và lắng nghe
- Biết tạo dựng thương hiệu cá nhân và xây dựng mối quan hệ
- Vô số kỹ năng mềm khác như kỹ năng quản lý, trình bày, thuyết phục, sáng tạo, thuyết trình, giao tiếp, lập kế hoạch, đàm phán – thương lượng, định hướng nghề nghiệp…
Các trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất
Để thành công vững bền trong ngành marketing, việc được đào tạo bài bản tại 1 cơ sở uy tín là hết sức quan trọng. Dưới đây là Top trường ĐH chất lượng nhất về ngành này:
- Đại học Kinh tế quốc dân (NEU)
- Đại học Thương mại Hà Nội (VCU)
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (PTIT)
- Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc Gia TP.HCM) (UEL)
- Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
- Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
TOP công ty Marketing hàng đầu Việt Nam
- WPP
- Ogilvy
- Dentsu
- Interpublic
- Omnicom
- April Digital
- DNA Digital
Hy vọng, bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích cho những bạn vẫn đang băn khoăn liệu học ngành marketing có dễ xin việc không? Tuy nhiên, xin được việc là 1 chuyện, bạn có thể thích nghi, vượt qua được sự đào thải khốc liệt, áp lực công việc trong ngành này không lại là chuyện khác.
Hãy suy nghĩ, cân nhắc thật kĩ lưỡng. Một lời khuyên giá trị cho các bạn sinh viên là hãy chủ động đi tìm việc làm từ năm thứ 3 để làm quen dần, “cọ xát” dần với nghề. Ngoài ra, cũng đừng bỏ lỡ khoảng thời gian thực tập quý báu, nó sẽ mang lại cho bạn vô số kinh nghiệm làm việc mà không một trường lớp, sách vở nào cung cấp.
Hãy truy cập các trang web để tìm hiểu về các thông tin tuyển dụng như:
- Vietnamwork
- Jobstreet
- Careerbuidler
- Timviecmarketing.com
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm ra được đáp án chính xác cho câu hỏi “Ngành marketing có dễ xin việc không?“. Chúc bạn may mắn và thành công với lựa chọn của riêng mình.
► Xem thêm: Cách viết đơn xin việc chuẩn giúp bạn gây ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng hiện nay.
Bài viết liên quan