Kênh phân phối là gì? Tìm hiểu về kênh phân phối trong Marketing

24/08/2021 09:37 AM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Kênh phân phối là những phương thức để nhận sản phẩm từ nhà sản xuất. Trong kinh doanh kênh phân phối đóng một vị trí rất quan trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm kênh phân phối là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối hay còn được biết đến với tên gọi là Marketing channel distribution – là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào hoạt động đưa sản phẩm đến tay người dùng. Đây được coi là phần trọng yếu đối với những nhà kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hàng hóa.

Kênh phân phối là gì? Tìm hiểu về kênh phân phối trong Marketing

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối khác với hình thức phân phối, đây là hai khái niệm cần phải phân biệt rõ khi làm Marketing. Hình thức phân phối chỉ là cách thức mà những khách hàng mua sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Kênh phân phối sẽ bao gồm tất cả mọi hoạt động trong khâu lưu thông. Đó sẽ là cầu nối trung gian liên kết người tiêu dùng với nhà sản xuất thông qua sản phẩm. Những nội dung ở các kênh phân phối sẽ là hàng loạt dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng.

Ý nghĩa của kênh phân phối với doanh nghiệp sản xuất

Đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về khái niệm kênh phân phối là gì rồi phải không? Vậy kênh phân phối có ý nghĩa thế nào đổi với một doanh nghiệp sản xuất?

Việc lựa chọn kênh phân phối sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa. Mọi quyết định lựa chọn kênh phân phối sẽ có tác động không nhỏ đến những kế hoạch marketing. Kênh phân phối cũng có tác động lên việc định toán giá cả của sản phẩm mà họ quyết định đưa ra thị trường.

Vậy nên, những quyết định trong kế hoạch Marketing, quảng cáo sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn kênh phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó nó còn liên quan đến việc hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau. Các kiến thức về kênh phân phối cũng là một trong những kiến thức marketing quan trọng mà những ứng viên tìm việc marketing cần nắm được để vận dụng tốt hơn vào công việc của mình.

Các loại kênh phân phối trong Marketing

Trong Marketing kênh phân phối được chia thành 3 nhóm chính, cụ thể như sau:

Kênh phân phối là gì? Tìm hiểu về kênh phân phối trong Marketing 1

Các loại kênh phân phối

Kênh phân phối trực tiếp (không có đối tượng trung gian)

Với kênh phân phối trực tiếp sẽ không có bất kì một kênh trung gian nào can thiệp vào, chỉ có sự tham gia của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tất cả những sản phẩm sau khi được sản xuất ra sẽ được đưa trực tiếp đến tận tay khách hàng, không sử dụng bên trung gian kết nối.

Kênh phân phối gián tiếp

Khác với nhóm phân phối trực tiếp thì kênh phân phối gián tiếp cần đến một bên trung gian để liên kết nhà sản xuất với người tiêu thụ. Nhóm kênh phân phối này sẽ được chia thành:

  • Kênh phân phối kiểu truyền thống: có nghĩa là sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được phân phối qua các trung gian rồi mới đến tay khách hàng.
  • Kênh phân phối hiện đại: Nhà sản xuất và những bên trung gian sẽ kết hợp thành một thể thống nhất. Khi hàng hóa được sản xuất xong sẽ qua tay bộ phận lưu thông trung gian để trực tiếp đến tay người dùng.
  • Kênh phân phối đa cấp: Những bên tham gia trong kênh phân phối này trừ nhà sản xuất đảm nhận vai trò vừa là trung gian vừa là người tiêu dùng sản phẩm.

► Khám phá: Tham khảo cách tạo cv online đơn giản cho ứng viên nhiều ngành nghề

Chiến lược phát triển các kênh phân phối

Để có thể phát triển các kênh phân phối một cách hiệu quả nhất, cần đến những chiến lược phát triển sau:

Kênh phân phối là gì? Tìm hiểu về kênh phân phối trong Marketing 2

Chiến lược phát triển kênh phân phối

Lựa chọn đúng kênh phân phối

Việc lựa chọn đúng kênh phân phối phù hợp sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa. Để có thể phát triển các chiến lược Marketing hiệu quả nhất nên xác định cho mình một kênh phân phối phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nhất.

Hãy nhớ rằng kênh phân phối càng dài thì lợi nhuận thu được cuối cùng sẽ càng ít đi. Vậy nên, trong nhiều trường hợp nhà sản xuất sẽ lựa chọn trực tiếp sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để có được những lợi nhuận tốt nhất. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp sản xuất bỏ qua trình tự bán buôn mà trực tiếp bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

► Tham khảo: Các trang web tuyển dụng uy tín, có số lượng có số lượng nhà tuyển dụng lớn nhất hiện nay

Phân tích đối tượng khách hàng 

Việc phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp nhà sản xuất biết được khách hàng của mình cần gì, bạn cần đáp ứng những gì cho họ. Đây được coi là một quá trình cần thời gian tìm hiểu lâu dài, không thể vội vàng, qua loa được.

Biết rằng việc trực tiếp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng là hình thức đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Tuy nhiên, những bên trung gian thường có sự hiểu biết về khách hàng tốt hơn, lượng khách hàng cũng đông hơn. Vậy nên bước phân tích đối tượng khách hàng là rất quan trọng và cần thiết để đưa ra những chiến lược tốt nhất.

Đánh giá và thích ứng

Đánh giá mức độ hiệu quả của kênh phân phối rất quan trọng trong việc cải thiện chiến lược phát triển. Việc đánh giá kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp sẽ được thực hiện bằng việc sử dụng mô hình lợi nhuận chiến lược, kiểm tra các chỉ số quan trọng về hiệu suất tài chính của kênh.

Sẽ có những kênh phân phối hiệu quả hơn và ngược lại, việc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp chọn lọc được những kênh hiệu quả. Đây là quy trình cần thiết, lại rất quan trọng không thể bỏ qua vì vậy rất cần đến khi phát triển kênh phân phối

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn kênh phân phối là gì? Thông qua đó cũng nắm thêm được thông tin liên quan cũng như cách phân biệt kênh phân phối với những thuật ngữ tương đồng. Mong rằng những thông tin của chúng tôi sẽ hữu ích bạn. Cập nhật thêm các kiến thức marketing hay tại website này mỗi ngày nhé!

► Khám phá trang đăng tin miễn phí giúp nhà tuyển dụng tìm ứng viên

Tags:

Bài viết liên quan

Promotion là Gì? Các Cách Thực Hiện Promotion Phổ Biến

Promotion là Gì? Các Cách Thực Hiện Promotion Phổ Biến

Trong lĩnh vực marketing, thuật ngữ "promotion" (khuyến mãi) là một phần quan trọng của chiến lược quảng bá sản...

Marketing Dịch Vụ là gì? Vai Trò Của Marketing Dịch Vụ

Marketing Dịch Vụ là gì? Vai Trò Của Marketing Dịch Vụ

Marketing dịch vụ là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ...

Marketing Specialist là Gì? Bí Quyết Trở Thành Một Marketer Xuất Sắc

Marketing Specialist là Gì? Bí Quyết Trở Thành Một Marketer Xuất Sắc

Marketing Specialist, hay chuyên gia marketing, là một trong những vai trò quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Với sự...

Bài đọc nhiều

công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh là gì?

Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh , hãy theo dõi những công việc mà NVKD…

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Viết CV không phải là một việc quá mức khó khăn, nhưng viết được một bản CV gây ấn tượng…

Yêu cầu công việc đối với vị trí Relationship Manager là gì

Yêu cầu công việc đối với vị trí Relationship Manager là gì

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp thuộc bất kể lĩnh vực nào cũng đều…

Bài mới nhất

Media Agency là gì: Bí Quyết Đưa Thương Hiệu Bạn Đến Với Đám Đông

Media Agency là gì: Bí Quyết Đưa Thương Hiệu Bạn Đến Với Đám Đông

Bạn có thắc mắc về Media Agency là gì? Bạn đang tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về vai…

Promotion là Gì? Các Cách Thực Hiện Promotion Phổ Biến

Promotion là Gì? Các Cách Thực Hiện Promotion Phổ Biến

Trong lĩnh vực marketing, thuật ngữ “promotion” (khuyến mãi) là một phần quan trọng của chiến lược quảng bá sản…

Marketing Dịch Vụ là gì? Vai Trò Của Marketing Dịch Vụ

Marketing Dịch Vụ là gì? Vai Trò Của Marketing Dịch Vụ

Marketing dịch vụ là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Marketing, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.