7 tiêu chí đánh giá ứng viên cho vị trí tuyển giám đốc marketing
Hiểu được tầm quan trọng của marketing và để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, mọi doanh nghiệp đều đề cao việc tuyển giám đốc marketing.
- 7 yêu cầu tuyển marketing – ứng viên cần nắm, có việc làm ngay
- 5 kênh marketing online hiệu quả nhất hiện nay, làm tiếp thị phải biết
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, mỗi công ty cần hết sức chú ý vấn đề tuyển giám đốc marketing – tức là quá trình tìm kiếm, lựa chọn vị thủ lĩnh hoạch định chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.
Giám đốc marketing là gì?
Đằng sau mỗi thành công của doanh nghiệp đều có đóng góp của giám đốc marketing thông qua những chiến lược tiếp thị và quá trình điều phối công việc, đôn đốc nhân viên. Trong tiếng Anh, vị trí giám đốc marketing có cụm từ tương đương là “Chief Marketing Officer” hay được gọi tắt là “CMO”.
Đây là một trong những thành viên cấp cao trong ban lãnh đạo của một công ty, có nhiệm vụ quản lý, chịu trách nhiệm và báo cáo về tình hình của các hoạt động marketing của toàn doanh nghiệp với ban giám đốc. Vì thế, giám đốc marketing là một vị trí không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của giám đốc marketing
Là người chịu trách nhiệm cao nhất về mảng marketing trong một công ty, CMO phải đảm đương trọng trách và khối lượng công việc vô cùng lớn như:
- Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng
- Khảo sát thị trường
- Xây dựng, triển khai các kế hoạch truyền thông
- Quảng cáo, nhận diện thương hiệu
- Chăm sóc khách hàng
- Phát triển, quản lý các kênh phân phối sản phẩm …
Bên cạnh đó, giám đốc marketing còn phải theo dõi hiệu quả của hoạt động marketing để báo cáo, tham mưu cho ban lãnh đạo. Họ cũng là người gây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác với các cơ quan truyền thông – báo chí hoặc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên marketing dưới trướng.
>> Xem thêm: Cơ hội việc làm và mức lương trung bình dành cho vị trí chuyên viên marketing hay chuyên viên digital marketing
Tiêu chí đánh giá tuyển giám đốc marketing
Là một chức vụ cao cấp, quyết định đến quá trình vận hành của một doanh nghiệp, CMO thường phải trải qua một quá trình tuyển dụng cực kỳ khắt khe. Bản thân họ cũng cần sở hữu những kỹ năng, tố chất nổi bật thì mới có thể đảm đương công việc ở nơi đầu sóng ngọn gió. Hiện nay, các doanh nghiệp thường đặt ra nhiều tiêu chí trong quá trình tuyển dụng giám đốc marketing song về cơ bản, ứng viên cần phải đáp ứng được một số yêu cầu sau:
Điều hành, lãnh đạo
Khối lượng công việc và số lượng nhân viên tại bộ phận marketing cần có CMO giám sát, đôn đốc để đảm bảo tiến độ công việc, giúp công ty ngày càng phát triển lớn mạnh và có vị thế trên thị trường. Các trưởng ban/nhóm quan hệ công chúng, content, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), SEM (tiếp thị trên công cụ tìm kiếm), quảng cáo,… đều cần có một người ‘cầm trịch’, lãnh đạo, kết nối, xây dựng tầm nhìn và bảo vệ quyền lợi.
Có thể nói, vị trí việc làm giám đốc marketing phải là người sở hữu năng lực và kinh nghiệm dày dạn nhất để có thể chịu trách nhiệm tối cao tại bộ phận marketing. Họ tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo và hỗ trợ phát triển các kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên. Nếu không có khả năng lãnh đạo, CMO sẽ không thể kiểm soát được quá trình vận hành và các nhân sự của bộ phận mình.
Hoạch định chiến lược marketing
Ngoài CMO, khó ai có thể đảm đương công việc hoạch định chiến lược truyền thông marketing cho doanh nghiệp. Dọ vậy, việc tuyển dụng giám đốc marketing giữ vai trò ‘đầu tàu’ trong việc thiết kế, triển khai và nghiệm thu các dự án marketing để phục vụ mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp. Đó là chinh phục khách hàng, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thu về lợi nhuận tối đa.
>> Đừng bỏ lỡ: Các vị trí tuyển dụng marketing có mức thu nhập cao nhất hiện nay dành cho ứng viên có kinh nghiệm
Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ và các nhãn hàng phát triển sôi động, việc tạo được dấu ấn riêng, nét khác biệt và nhận diện thương hiệu trong số đông là nhiệm vụ sống còn để doanh nghiệp tồn tại, đủ sức cạnh tranh và không bị thị trường đào thải. Để làm được điều đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần tuyển dụng giám đốc marketing để duy trì chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường, đảm bảo sự xuất hiện và lan truyền rộng rãi của nhãn hàng trên các phương tiện thông tin.
Phân tích thị trường và tâm lý người tiêu dùng
Với việc tuyển dụng giám đốc marketing, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có trợ thủ đắc lực trong việc đón đầu xu hướng thị trường và dự đoán thị hiếu, tâm lý của khách hàng. Dựa trên cơ sở dữ liệu được khảo sát, thu thập, thống kê, các CMO sẽ phân tích và báo cáo kết quả rồi từ đó tư vấn, tham mưu để ban giám đốc đưa ra các kế hoạch kinh doanh quan trọng.
Tạo dựng các mối quan hệ
Uy tín trong giới kinh doanh được dựa trên nền tảng của các mối quan hệ. Nắm toàn quyền quản lý, giám sát các hoạt động marketing, các CMO đại diện ban lãnh đạo doanh nghiệp đi tiếp xúc, đàm phán, xây dựng quan hệ với các đối tác, khách hàng để hướng tới mục tiêu cao nhất là phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.
Khả năng tạo dựng các mối quan hệ cũng cho phép một CMO thành công trong việc tiếp cận những người có ảnh hưởng với xã hội để mời họ về làm đại sứ, đại diện thương hiệu cho doanh nghiệp, mua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mở rộng, phát triển tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
>> Tham khảo: Những điều cần tránh khi làm CV online để khiến nội dung không bị nhàm chán
Học vấn – kinh nghiệm
Là một chức vụ quan trọng, yêu cầu dành cho vị trí việc làm giám đốc marketing là phải đạt trình độ Thạc sĩ trở lên về quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, quan hệ công chúng hoặc khoa học máy tính. Những cá nhân tốt nghiệp tại các trường đại học ở nước ngoài càng có nhiều cơ hội trúng tuyển. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra rất thận trọng, khắt khe trong quá trình tuyển giám đốc marketing khi chỉ lựa chọn ứng viên có nhiều năm kinh nghiệm và nền tảng kiến thức vững vàng ở vị trí tương đương.
Kỹ năng mềm
Làm trong ngành marketing, hơn nữa còn ở một vị trí lãnh đạo cấp cao, một CMO phải sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt để điều hòa các mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới, đối tác, khách hàng. Điều này có ảnh hưởng quyết định đến khả năng hoàn thành công việc.
Ngoài kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, khắc phục rủi ro, khủng hoảng truyền thông cùng một số kỹ năng cá nhân như chịu áp lực công việc, quản lý thời gian, kỹ năng tin phòng văn phòng, sử dụng mạng xã hội,… cũng trở thành những yêu cầu mà bất cứ CMO nào cũng phải trau dồi.
Với sự vận động không ngừng của lĩnh vực marketing, việc tuyển giám đốc marketing cần đáp ứng đủ 7 tiêu chí trên để phù hợp với hơi thở của thời đại. Đây cũng là lý do khiến CMO là nghề thường xuyên phải luân chuyển công việc. Rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ hạn chế được thất bại và có thêm cơ hội khi tham gia các đợt tuyển dụng. Chúc bạn tìm việc marketing với vị trí phù hợp năng lực bản thân!
Bài viết liên quan