Trước khi tìm việc marketing phải biết nắm bắt 5 điều từ người tiêu dùng

03/08/2019 10:12 AM    |    Tìm việc   >  Thị trường marketing

Tìm việc marketing không khó nhưng để trụ vững với nghề lâu dài, bạn phải có cái nhìn đa diện, sâu sắc về ngành nghề này.

Marketing đóng vai trò quan trọng, thiết yếu, đảm bảo cho sự vận hành trơn tru, phát triển vượt bậc của các công ty, doanh nghiệp. Chính vì thế, nhu cầu tìm việc marketing cũng ngày càng gia tăng.

Marketing là gì?

Marketing là ngành nghề "hot" ở mọi thời đại, trong mọi lĩnh vực. Nguồn ảnh: Internet

Marketing là ngành nghề “hot” ở mọi thời đại, trong mọi lĩnh vực. Nguồn ảnh: Internet

“Marketing” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “tiếp thị”. Tuy nhiên, đừng vội nghĩ tiếp thị là mang sản phẩm đi chào bán trực tiếp ở những chỗ công cộng. Marketing không phải là hoạt động tham gia vào công tác bán hàng mà là quá trình giải quyết những câu hỏi như Khách hàng cần gì? Khi nào? Ở đâu? Chi trả bao nhiêu cho sản phẩm?

Marketing có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc sống, không chỉ có các thương hiệu mới cần quảng bá để bán hàng. Dù bạn làm bất cứ nghề gì, bạn cũng đều cần đến 1 chút marketing. Nếu là tổ chức phi lợi nhuận, bạn cần nhiều người biết đến để ủng hộ, nếu bạn là người mẫu tự do, bạn cần nhiều người biết đến để “book show”, nếu bạn là thợ may, bạn cũng cần nhiều người biết đến để đặt may… Tất cả đều cần kết nối với khách hàng của mình. Nói tóm lại, marketing là làm sao để càng nhiều người biết đến càng tốt, tiến tới cái đích “buôn may bán đắt”, gia tăng thu nhập.

Đích đến của marketing chính là trở thành cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Nói rộng ra, marketing là các hoạt động hướng tới khách hàng, thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Nguồn ảnh: Internet

Nói rộng ra, marketing là các hoạt động hướng tới khách hàng, thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Nguồn ảnh: Internet

Trước khi tìm việc marketing phải biết nắm bắt những điều gì từ người tiêu dùng?

Ví dụ đơn giản thế này, bạn trồng 1 bó rau rồi mang ra chợ bán. Bạn tìm 1 chỗ ngồi có đông người qua lại, xịt nước cho rau nhìn tươi xanh. Bạn vừa bán, vừa nhắn tin cho khách quen là nay có rau ngon lắm, hãy ra mua đi, bạn sẽ để dành cho 1 bó chất lượng nhất. Có người đến hỏi nhưng chưa chắc sẽ mua, bạn nhiệt tình tư vấn cho người ta nên nấu, xào với gì thì ngon. Bạn thấy 1 chị gái đi qua, bạn tán chuyện cho người ta vui, khen da người ta đẹp. Bạn kể rằng những hàng khác cũng bán bó rau tương tự nhưng bạn bán rẻ hơn. Bạn nói nếu chị ấy mua nửa bó sẽ tính 5 nghìn nhưng cả bó chỉ có 9 nghìn thôi, được bớt 1 nghìn. Thế là chị ấy mua rau của bạn chứ không mua của những hàng kia.

Tất cả đều là marketing đấy!

Vậy, để làm marketing sao cho hiệu quả, bạn cần phải xác định được những yếu tố dưới đây.

Đối tượng

Vẫn với ví dụ trên, bạn xác định đối tượng khách hàng là những người nội trợ trong khu vực. Bạn hiểu rằng những chị này hàng ngày đều nấu cơm, bởi vậy mỗi ngày đều phải đi chợ và mối quan tâm lớn nhất của họ là sức khỏe của gia đình, sắc đẹp. Thế nên, bạn chọn bán rau vì ăn rau tốt cho sức khỏe, lành mạnh. Mớ rau rẻ, mọi bà nội trợ đều dễ dàng mua mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều.

Nhu cầu

Sự tiêu thụ luôn có ý nghĩa sâu hơn rất nhiều so với quan niệm đơn thuần là “cần gì, mua nấy”. Nhiệm vụ của người làm marketing là làm cho khách hàng cảm thấy cần những thứ họ chưa chắc đã cần.

Mỗi phân khúc thị trường đều có những nhu cầu riêng từ đó dẫn đến những ưu tiên riêng. Một người làm marketing sẽ tiếp cận và mang đến cho bạn giá trị tương ứng.

Ví dụ khác thế này, cùng đi máy bay nhưng lại có hạng phổ thông, hạng thương gia. Tại sao cùng 1 sản phẩm, dịch vụ di chuyển đường hàng không, cùng 1 thời gian bay lại có 2 hạng vé khác nhau? Câu trả lời, đó là để người ta phục vụ ở 2 phân khúc khác nhau với những nhu cầu, ưu tiên khác nhau.

>> Xem ngay: Những cv mẫu ấn tượng giúp chinh phục mọi nhà tuyển dụng

Khách hàng ưu tiên yếu tố gì, người làm marketing phải đưa ra những giá trị tương ứng. Nguồn ảnh: Internet

Khách hàng ưu tiên yếu tố gì, người làm marketing phải đưa ra những giá trị tương ứng. Nguồn ảnh: Internet

Giá trị đối với người mua hàng (Customer Value)

“Giá trị đối với người mua hàng” được tính bằng “Giá trị mà bạn cung cấp” trừ đi “Chi phí mua hàng”.

Giá trị mà bạn cung cấp ở đây không chỉ là bó rau mà còn là sự vui vẻ khi mua hàng, khuyến mãi 1 nghìn đồng, đôi khi bạn “free ship” rau đến tận nhà khách, uy tín trong khu vực là bạn trồng rau sạch.

Chi phí mua hàng ở đây không chỉ là 9 nghìn cho 1 bó rau, công sức khách hàng đi từ nhà ra chợ, thời gian họ bỏ ra để mua bó rau của bạn.

Mục đích của marketing là khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và hợp lý khi mua hàng. Nguồn ảnh: Internet

Mục đích của marketing là khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và hợp lý khi mua hàng. Nguồn ảnh: Internet

Tâm lý, hành vi tiêu dùng (Consumer Behaviour)

Lưu ý, tất cả những giá trị trên đều là giá trị cảm nhận (Perceived Value), tức là sự đánh giá theo cảm tính của khách hàng với giá trị họ sẽ được nhận và chi phí phải bỏ ra. Sự đánh giá này bao giờ cũng chủ quan.

Thế nên, nếu hiểu được tâm lý và hành vi khách hàng, người làm marketing sẽ tạo ra được 1 gói giá trị (có vẻ như là) nhiều nhất với 1 chi phí mua hàng (có vẻ như là) ít nhất.

Bạn biết mấy bà nội trợ thích khuyến mãi nên bạn bán nửa bó 5 nghìn, cả bó thì bớt 1 nghìn, còn 9 nghìn thôi. Nhưng, thực ra, giá trị bó rau chỉ có 9 nghìn thôi.

Bạn dùng “mưu mẹo” để nâng giá của nửa bó lên để bán được cả bó đúng giá nhưng chị khách lại nghĩ hôm nay chị lời được 1 nghìn mua rau.

Khách hàng luôn là trung tâm của mọi hoạt động marketing. Nguồn ảnh: Internet

Khách hàng luôn là trung tâm của mọi hoạt động marketing. Nguồn ảnh: Internet

Nỗi sợ

Đánh vào nỗi sợ – đây là 1 phương pháp điển hình trong truyền bá và bán hàng. Nghe có vẻ “nguy hiểm” và “đen tối” nhưng nếu muốn làm trong ngành marketing, bạn phải hiểu rõ vấn đề này.

“Bạn sợ con thấp còi, nhẹ cân, bạn sợ bụng mỡ, bị ung thư, mái tôn nhà thấm dột…? Hãy sử dụng sản phẩm A, B, C của chúng tôi.” Đó là những khẩu hiệu rất quen đúng không nào? Những thông điệp thế này xuất hiện nhiều đến nỗi, nhiều người chẳng “thèm” để ý tới và cứ mặc định nghe theo.

Bản thân phương pháp này không xấu. Bạn làm marketing, bạn chỉ ra nỗi sợ, quảng bá sản phẩm và còn giúp khách hàng giải quyết nỗi sợ đó. Tuy nhiên, nhiều khi, bạn lại lạm dụng nó, đưa ra cho khách những nỗi sợ mà họ không có để thuyết phục họ mua hàng.

Vai trò của nội dung trong marketing

Trong marketing, quảng bá nội dung (Content Marketing) đóng vai trò trọng tâm, mang tính quyết định vì nó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, làm cho khách hàng biết đến sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với họ về lâu dài.

Nếu không ai chú ý đến nội dung, thông điệp của nhãn hàng thì coi như nhãn hàng ấy chẳng tồn tại và “thất bại toàn tập”. Khách hàng biết đến bạn còn không chắc họ có mua hàng hay không, chứ đừng nói đến việc bạn “vô danh”.

Quảng bá nội dung là quan trọng bậc nhất cho doanh nghiệp, cá nhân để tiếp cận, kết nối với thị trường tương ứng. Trong quảng bá nội dung có 2 hoạt động chính là sáng tạo nội dung và phân phối nội dung.

Ngành nào cũng có những nét sáng tối, việc của bạn là phải tự quan sát, tìm hiểu và nghiên cứu, phân tích, hình thành phương pháp riêng cho chính mình. Trước khi đi ứng tuyển, tìm việc marketing, bạn hãy vạch ra đường hướng rõ ràng nhé. Chúc bạn thành công!

>> Xem thêm: Những công việc hấp dẫn cho những người đang muốn tìm kiếm việc làm tại Đà Nẵng

Tags:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về sơ yếu lý lịch tự thuật hiện nay

Sơ yếu lý lịch hay còn gọi là lý lịch trích ngang, là tờ khai nhằm cung cấp đầy đủ thông...

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì? Công việc của vị trí này

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì? Công việc của vị trí này

Trong ngành giáo dục, nhân viên tư vấn tuyển sinh là một trong những vị trí quan trọng để giúp...

Sales promotion là gì? Lợi ích của hình thức Sales promotion

Sales promotion là gì? Lợi ích của hình thức Sales promotion

Sales promotion là một phương tiện quan trọng trong lĩnh vực marketing để tăng doanh số bán hàng và thúc...

Bài đọc nhiều

công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh là gì?

Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh , hãy theo dõi những công việc mà NVKD…

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan đến nhiều cuộc gọi điện thoại…

Yêu cầu công việc đối với vị trí Relationship Manager là gì

Yêu cầu công việc đối với vị trí Relationship Manager là gì

Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, doanh nghiệp thuộc bất kể lĩnh vực nào cũng đều…

Bài mới nhất

Trung Gian Marketing Là Gì? Hiểu Rõ Vai Trò và Ưu Nhược Điểm

Trung Gian Marketing Là Gì? Hiểu Rõ Vai Trò và Ưu Nhược Điểm

Trong ngành tiếp thị, thuật ngữ “trung gian marketing” đã trở nên phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu…

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Trong môi trường marketing ngày nay, “direct mail” là một khái niệm đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn đang…

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, khái niệm “consumer” đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi nó liên…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.