Tôi đã “đánh gục” nhà tuyển dụng marketing manager sau 7 câu hỏi

13/07/2019 11:58 AM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Rất nhiều người tìm việc marketing nhưng để ứng tuyển vị trí tuyển dụng marketing manager thì không phải ai cũng dám nghĩ tới.

Vốn dĩ nói như vậy vì marketing manager là nghề không dành cho tất cả mọi người. Chỉ những ai thực sự có kiến thức, kỹ năng và niềm đam mê mới có thể theo đuổi được. Cùng tìm hiểu về nghề marketing manager và cách trả lời phỏng vấn tuyển dụng marketing manager trong bài viết dưới đây.

Chân dung Marketing Manager chuyên nghiệp

Marketing Manager được hiểu là người quản lý công việc Marketing. Nhiệm vụ của họ rất rộng, các hoạt động của marketing manager hướng đến mục tiêu cuối cùng là tiếp thị sản phẩm, dịch vụ ra thị trường bằng nhiều hình thức marketing khác nhau.

Muốn trở thành Marketing Manager, bạn phải là người có tầm nhìn - Ảnh: Internet

Muốn trở thành Marketing Manager, bạn phải là người có tầm nhìn – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, marketing manager còn là người điều hành bộ máy bộ phận marketing trong doanh nghiệp, trực tiếp điều phối hoạt động, hoạch định chiến lược và chịu trách nhiệm tất cả những vấn đề xảy ra trong quá trình marketing.

Marketing nói chung và nghề marketing manager là công việc rất hiện đại, năng động trong thời kỳ công nghiệp hóa. Người làm marketing manager phải là người có tố chất lãnh đạo, có kiến thức sâu rộng, có mối quan hệ và luôn tư duy sáng tạo, mới mẻ. Nghề marketing manager là nghề nhân sự cấp cao và cần có tầm nhìn trong lĩnh vực truyền thông.

Nhiệm vụ của các Marketing Manager

Ngành Marketing bao gồm rất nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau, tạo nên một quy trình Marketing toàn diện như: Digital Marketing (tiếp thị công nghệ số), Social Marketing (tiếp thị mạng xã hội), Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu), Content Marketing (nội dung tiếp thị),… Vậy nên, người làm marketing manager chuyên nghiệp phải nắm chắc chuyên môn tất cả những lĩnh vực này. Tuy nhiên, đa phần những marketing manager hiện nay đều chỉ có nghiệp vụ từ 1 đến 2 khâu trong quá trình tiếp thị này.

Nhiệm vụ của người quản lý marketing là xây dựng và hoạch định cách chiến lược truyền thông - Ảnh: Internet

Nhiệm vụ của người quản lý marketing là xây dựng và hoạch định cách chiến lược truyền thông – Ảnh: Internet

Tùy vào mô hình hoạt động và sản phẩm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, vai trò của marketing manager là khác nhau. Thông thường, người quản lý marketing sẽ đảm nhận những công việc chung sau đây:

  • Xây dựng, quản lý và phát triển việc tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp
  • Hoạch định chiến lược tiếp thị định kỳ phù hợp với mục tiêu chung của công ty
  • Phối hợp chặt chẽ với bộ phận bán hàng để theo dõi và điều chỉnh kế hoạch tiếp thị
  • Giám sát ngân sách tiếp thị doanh nghiệp
  • Tạo ra các chiến dịch thăm dò ý kiến khách hàng, đo lường kết quả
  • Quản lý PR nội bộ công ty
  • Hỗ trợ, theo dõi và báo cáo kết quả hoạt động marketing cho cấp trên
  • Phân tích các mối quan hệ đối tác chiến lược tiềm năng cho tiếp thị công ty.

Những câu hỏi nhà tuyển dụng Marketing Manager ứng viên hay gặp

Bạn sẽ thực hiện chiến lược Marketing nào khi ở vị trí này?

Ý đồ của nhà tuyển dụng chính là muốn đánh giá khách quan, chính xác nhất về tiềm năng của ứng viên. Họ muốn thấy khả năng phân tích, hoạch định chiến lược cho sản phẩm, dịch vụ và quan trọng nhất là sự mới mẻ nơi bạn. Tự tin đề xuất những ý tưởng độc đáo, thể hiện cá tính bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm cao ở câu hỏi này.

Trình bày chiến lược Marketing bạn đã từng làm thành công?

Không phải nhà tuyển dụng muốn xem thành tích, họ muốn được nghe quy trình làm việc của bạn. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng sẽ thăm dò kiến thức hoạch định chiến lược của ứng viên viên. Vậy nên, điều cần làm chính là trả lời như thể bạn đang thảo luận công việc với họ, hãy nói về: kế hoạch, các bước triển khai, doanh số, kỹ năng, bài học rút ra được,… Không nên sa đà khoe khoang thành tích cá nhân. Bạn nên nhớ rằng thành công là kết quả của tập thể.

Nhà tuyển dụng tìm người quản lý Marketing khá kỹ lưỡng - Ảnh: Internet

Nhà tuyển dụng tìm người quản lý Marketing khá kỹ lưỡng – Ảnh: Internet

Bạn đánh giá thế nào về thành công của chiến lược đó?

Tiếp nối câu hỏi bên trên, nhà tuyển dụng muốn xem cách nhìn nhận ưu, nhược điểm của chiến lược đó. Họ tìm kiếm ở bạn cách phân tích dữ liệu và đánh giá chiến dịch, những điểm ưu việt, cách sửa chữa hạn chế cho kế hoạch lần sau.

Hãy nói về chiến dịch không thành công của bạn?

Bên cạnh sự thành công, thất bại của bạn cũng được nhà tuyển dụng marketing manager quan tâm. Và câu hỏi này rất quan trọng, nó xác định sự thành bại của cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng rất quan tâm đến thái độ của ứng viên khi nghe họ nói về thất bại, nếu bạn tỏ ra chán nản, tức là bạn là kẻ không có ý chí tiến thủ và ham muốn chiến đấu. Hãy nhớ rõ điều này.

Với sản phẩm Marketing chưa tốt, bạn cần làm gì?

Nhà tuyển dụng sẽ đặt bạn vào “thế bị động” bởi bạn không bao giờ nghĩ tới việc mình phải vực dậy chiến lược chưa tốt. Điều họ cần thấy ở bạn sự hào hứng, mong muốn chinh phục thử thách khó nhằn. Người phỏng vấn cũng muốn tìm hiểu xem bạn có kinh nghiệm làm việc ở điều kiện thị trường và sản phẩm liên tục thay đổi hay không. Từ đó, cần cho họ thấy sự sáng tạo vô hạn của bạn.

Câu hỏi phỏng vấn bị trí marketing manager rất hóc búa - Ảnh: Internet

Câu hỏi phỏng vấn bị trí marketing manager rất hóc búa – Ảnh: Internet

Đối mặt với lời đánh giá tiêu cực về sản phẩm, bạn sẽ làm gì?

Đặt ra tình huống sản phẩm, dịch vụ bị khách hàng ném đá, nhiều ứng viên sẽ bối rối. Nhưng giải quyết khủng hoảng truyền thông là nghiệp vụ cao cấp nhất đối với marketing manager. Thậm chí, nó là thước đo đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn.

Nhà tuyển dụng muốn thấy cách bạn biến sự tiêu cực thành tích cực như thế nào. Vì thế, hãy khôn khéo thể hiện bạn là người có ý chí chiến đấu, không sợ thất bại. Giữ tâm lý thoải mái, vững vàng khi nói về những khủng hoảng và tìm ra hướng giải quyết tốt nhất có thể. Muốn trả lời tốt câu này, ứng viên cần có kinh nghiệm, tư duy xử lý khủng hoảng.

Bạn sẽ làm gì khi đồng nghiệp hoặc nhân viên không cùng chung ý tưởng?

Công việc của marketing manager là quản lý và giám sát chiến lược. Giả sử bạn phải làm việc với những người có ý tưởng và cách làm khác biệt, không có chung quan điểm rất dễ xảy ra bất đồng, vậy bạn sẽ làm gì?

Mục đích của nhà tuyển dụng là thăm dò ứng viên có sự khác biệt nào không. Trong trường hợp này, bạn vừa phải là người có chính kiến, vừa biết cách làm dịu đám đông vì mục tiêu chung. Khả năng tổ chức và quản lý, giải quyết những bất đồng cũng được thể hiện trong câu trả lời. Vì vậy, hãy chú ý yếu tố này.

Ứng viên cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn Marketing Manager?

Vẫn là những kỹ năng, kiến thức chung cho ứng viên ngành Marketing nhưng bạn phải thực sự chú ý những yếu tố sau nếu muốn ngồi vào vị trí quản lý:

  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Yếu tố thương hiệu rất quan trọng với marketing manager, đó cũng là bước đệm để thuyết phục nhà tuyển dụng. Khi bạn làm lĩnh vực truyền thông, chính bản thân bạn cũng phải có thương hiệu cho cá nhân mình.
  • Nghiên cứu nhà tuyển dụng: Có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, tìm hiểu kỹ về nhà tuyển dụng marketing manager sẽ giúp bạn vẽ ra một bản phác thảo tưởng tượng về những vấn đề, câu hỏi được đặt ra xung quanh sản phẩm, dịch vụ của nhà tuyển dụng.
  • Luôn sáng tạo: Sáng tạo là yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ ai muốn theo đuổi con đường Marketing chuyên nghiệp. Không cần nói quá nhiều, bạn chhỉ cần bạn cho nhà tuyển dụng thấy những sản phẩm sáng tạo mà bạn đã làm được trong quá khứ cũng đủ để bạn thành công khi phỏng vấn.
  • Tạo dấu ấn bằng con số và gu thời trang: Nhà tuyển dụng rất thích ứng viên có kinh nghiệm. Vì thế hãy đưa những con số kết quả về công việc của bạn ra cho họ thấy. Bên cạnh đó, đừng quên rằng gu ăn mặc sẽ chứng minh phong cách và đẳng cấp của bạn. Đối với người làm quản lý, điều này lại càng cần thiết.
Ứng viên marketing manager cần xây dựng thương hiệu riêng trước khi muốn ngồi vào vị trí này - Ảnh: Internet

Ứng viên marketing manager cần xây dựng thương hiệu riêng trước khi muốn ngồi vào vị trí này – Ảnh: Internet

Những chuyên viên quản lý Marketing là người luôn sáng tạo và đi đầu trong tư duy công việc. Để lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng marketing manager, ứng viên cần có cái nhìn đa chiều, đi sâu vào bóc tách từng phần chuyên môn cụ thể khi trả lời câu hỏi. Bạn cũng cần thể hiện thái độ sống, thái độ cầu thị, sự đam mê đối với nghề Marketing. Hãy nghĩ rằng, vị trí bạn đang ứng tuyển chắc chắn là để dành cho bạn.

>> Xem thêm: Cách viết đơn xin việc trong hồ sơ rõ ràng, mạch lạc và đầy đủ ý

Tags:

Bài viết liên quan

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Trong môi trường marketing ngày nay, "direct mail" là một khái niệm đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn đang...

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, khái niệm "consumer" đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi nó liên...

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong marketing là...

Bài đọc nhiều

công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh là gì?

Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh , hãy theo dõi những công việc mà NVKD…

Bản mô tả công việc của kế toán vật tư cập nhật mới nhất

Bản mô tả công việc của kế toán vật tư cập nhật mới nhất

1. Nhập kho vật tư hàng hóa Đây là công việc không thể thiếu của kế toán vật tư phải…

Vai trò của Product Owner trong dự án không phải ai cũng biết

1.Tầm quan trọng của Product Owner Trong quy trình Scrum, PO là người đại diện cho khách hàng để làm…

Bài mới nhất

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Trong môi trường marketing ngày nay, “direct mail” là một khái niệm đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn đang…

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, khái niệm “consumer” đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi nó liên…

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong marketing là…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.