Làm marketing executive: Muốn nhận lương cao cần thành thạo 4 kỹ năng
Nếu là người năng động, hướng ngoại và đam mê sáng tạo, hãy mạnh dạn nộp CV ứng tuyển việc làm marketing executive bởi đây là một lựa chọn phù hợp với bạn.
- Tuyển dụng nhân viên content marketing: Sai 1 li là tiền đi, uy tín mất
- 5 khóa học marketing lấy chứng chỉ quốc tế, xin việc dễ ợt
- Học marketing online: Tài liệu nhiều, chi phí rẻ, cơ hội cho sinh viên
Trong phạm trù rộng lớn của mình, marketing được chia thành nhiều phân khúc mà một trong số đó là marketing executive – lĩnh vực được coi là tân binh của ngành nhưng sở hữu nhiều cơ hội và tiềm năng hứa hẹn. Các nhân viên này sẽ là người đảm nhận vai trò cầu nối đảm bảo sự vận hành trơn tru của các chiến dịch tiếp thị, chiêu thương nói riêng và hoạt động marketing nói chung.
Marketing executive là nghề gì?
Khi nền kinh tế quốc dân tăng trưởng mạnh mẽ, các thương hiệu cũng phát triển như nấm mọc sau mưa. Tuy nhiên, giữa ‘thương trường như chiến trường’, việc tạo được dấu ấn riêng và nét khác biệt trong số đông là nhiệm vụ sống còn để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh và không bị ảnh hưởng bởi quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Khi đó, vai trò của các hoạt động marketing càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và khâu thúc đẩy marketing được các doanh nghiệp coi trọng không kém gì việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Marketing gồm tất cả những hành động hướng đến khách hàng để đảm bảo mọi nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng đều được đáp ứng mà vẫn thỏa mãn yếu tố thu về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Thông qua quá trình chiêu thương sản phẩm, tiếp thị mặt hàng và quảng bá thương hiệu, marketing có sứ mệnh kết nối doanh nghiệp và khách hàng, tạo ra một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Còn ‘executive’ là một tính từ tiếng Anh dùng để diễn tả, bổ trợ ý nghĩa cho các sự vật, sự việc có liên quan đến hoạt động quản trị, quản lý, lập kế hoạch, ra quyết định. Vì vậy, theo cắt nghĩa, marketing executive là một thuật ngữ trong ngành tiếp thị, PR, dùng để chỉ vị trí công việc của những người quản lý nhân viên marketing.
Công việc chính của một quản lý marketing
Là một quản lý tiếp thị, bạn có nhiệm vụ giám sát và kiểm soát chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để đảm bảo chúng luôn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, doanh số bán hàng được gia tăng, đối tác, khách hàng cũng dành sự chú ý nhất định đến triển vọng và tiềm lực của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của một quản lý tiếp thị là bạn phải biết cách tạo lập, lên kế hoạch, xây dựng và thực thi các chiến lược marketing cho từng giai đoạn dựa trên việc thu thập, nghiên cứu và phân tích các số liệu thống kê liên quan đến hoạt động kinh doanh và thị trường. Nếu có sai sót trong quá trình vận hành các chiến lược marketing, họ cũng là người trực tiếp theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh để khắc phục sự cố ngoài ý muốn.
Dưới sự chỉ thị, đôn đốc của giám đốc marketing, quản lý marketing sẽ phổ biến các hạng mục công việc, kế hoạch tiếp thị cũng như chỉ tiêu, doanh số bán hàng cần đạt được đến các nhân viên dưới quyền rồi báo cáo lại với sếp. Họ cũng là trung gian kết nối, liên lạc giữa doanh nghiệp và khách hàng, phụ trách mọi khâu xã giao, tiếp khách để tạo nên mạng lưới quan hệ với các đối tác, cộng sự, nhà cung cấp. Vì vậy, các quản lý marketing gánh trên vai sự kỳ vọng vô cùng lớn từ lãnh đạo và một khối lượng công việc khổng lồ cần phải giải quyết hàng ngày.
Kỹ năng cần có nếu muốn thành công trong lĩnh vực quản lý tiếp thị
Được trả mức lương không dưới hai con số nhưng đổi lại, các nhân viên marketing executive phải đảm nhiệm khá nhiều trọng trách và chịu không ít áp lực từ núi công việc phải xử lý hàng ngày. Vì vậy, muốn đi đường dài, bạn phải không ngừng rèn luyện học hỏi về năng lực chuyên môn thì mới có thể trụ lại với nghề.
Muốn thành công trong nghề marketing, bạn phải có khả năng nắm bắt tâm lý người tiêu dùng. Từ sự đồng cảm, thấu hiểu, marketer sẽ biết khách hàng muốn gì, thích gì để cung cấp chính xác các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ. Muốn làm được điều này, bạn phải trau dồi nghệ thuật giao tiếp, kỹ năng mềm cũng như khả năng xử lý tình huống để có thể ứng biến linh hoạt trước mọi đối tượng, trong mọi hoàn cảnh.
Là nghề dành cho những người năng động, hướng ngoại, nhiệt tình và giỏi giao tiếp, chắc hẳn một người ít nói, rụt rè, sợ đám đông, ngại va chạm sẽ khó có được thành công khi làm marketing. Đồng thời, bạn cũng phải luôn đề cao tinh thần làm việc và trách nhiệm đối với công việc dù đang ‘tác chiến’ độc lập hay làm theo nhóm.
Kỹ năng hoạch định chiến lược marketing
Là một quản lý tiếp thị, bạn phải đảm đương công việc hoạch định chiến lược truyền thông marketing cho doanh nghiệp. Là sở trường và trách nhiệm của mình, các quản lý marketing nhận nhiệm vụ phổ biến trong việc thiết kế, triển khai và nghiệm thu các dự án marketing từ giám đốc đến các nhân viên dưới quyền. Từ đó, bạn cần hướng đến mục tiêu chung là chinh phục khách hàng, tăng doanh số tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thu về lợi nhuận tối đa.
Kỹ năng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ và các nhãn hàng phát triển sôi động, việc tạo được dấu ấn riêng, nét khác biệt và nhận diện thương hiệu trong số đông là nhiệm vụ sống còn để doanh nghiệp tồn tại, đủ sức cạnh tranh và không bị thị trường đào thải. Để làm được điều đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần sự trợ giúp của các CMO trong việc duy trì chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường, đảm bảo sự xuất hiện và lan truyền rộng rãi của nhãn hàng trên các phương tiện thông tin.
Kỹ năng phân tích thị trường và tâm lý người tiêu dùng
Có marketing executive, ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có trợ thủ đắc lực trong việc đón đầu xu hướng thị trường và dự đoán thị hiếu, tâm lý của khách hàng. Dựa trên cơ sở dữ liệu được khảo sát, thu thập, thống kê, các quản lý tiếp thị sẽ phân tích và báo cáo kết quả rồi từ đó tư vấn, tham mưu để ban giám đốc đưa ra các kế hoạch kinh doanh quan trọng.
Kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ
Uy tín trong giới kinh doanh được dựa trên nền tảng của các mối quan hệ. Nắm toàn quyền quản lý, giám sát các hoạt động marketing, bạn phải đại diện ban lãnh đạo doanh nghiệp đi tiếp xúc, đàm phán, xây dựng quan hệ với các đối tác, khách hàng để hướng tới mục tiêu cao nhất là phân phối sản phẩm, dịch vụ của công ty mình.
Khả năng tạo dựng các mối quan hệ cũng cho phép một quản lý marketing thành công trong việc tiếp cận những người có ảnh hưởng với xã hội để mời họ về làm đại sứ, đại diện thương hiệu cho doanh nghiệp, mua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mở rộng, phát triển tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
Xem thêm tại đây
- 3 bí quyết đỉnh cao giúp bạn tìm việc marketing tại Tp.HCM nhanh chóng
- 7 bí kíp ‘câu’ khách được nhà tuyển dụng marketing dược đánh giá cao
- Tuyển dụng marketing chưa có kinh nghiệm: có 4 tố chất đậu 100%
Giữ vai trò không thể thiếu trong hoạt động PR – tiếp thị sản phẩm, lãnh đạo doanh nghiệp luôn đòi hỏi ở các nhân viên marketing executive của mình thái độ cầu tiến và tinh thần làm việc chuyên nghiệp, hướng đến lợi ích chung. Vì thế, nếu muốn trở thành một quản lý marketing được cấp trên tin tưởng, đồng nghiệp bội phục, bạn phải luôn trau dồi, học hỏi về chuyên môn và kinh nghiệm.
Bích Phương
Bài viết liên quan