Bí kíp học marketing hiệu quả, muốn lương bao nhiêu có bấy nhiêu

05/07/2019 01:58 PM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Để trở thành bậc thầy trong ngành marketing là một việc không hề dễ dàng, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể học marketing hiệu quả để đạt được những thành công nhất định khi tìm việc làm marketing.

Làm sao để học marketing tiến bộ, sở hữu sự nghiệp tương lai rộng mở, tươi sáng, thậm chí là “phất cao như diều gặp gió”? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn trọn bộ bí kíp học ngành marketing hiệu quả nhất.

Marketing là gì?

Trước tiên, ta phải hiểu marketing là sự tổ chức những hoạt động trong quá trình sáng tạo, truyền đạt, kết nối và trao đổi giá trị để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác, xã hội.

Marketing có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc sống, không chỉ có các thương hiệu mới cần quảng bá để bán hàng. Dù bạn làm bất cứ nghề gì, bạn cũng đều cần đến 1 chút marketing, nôm na là làm sao để càng nhiều người biết đến càng tốt, tiến tới cái đích “buôn may bán đắt”.

Marketing là hoạt động tìm hiểu nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu đó 1 cách hiệu quả nhất thông qua các hoạt động như tiếp thị sản phẩm, thực hiện các chính sách về giá, khuyến mãi,...

Marketing là hoạt động tìm hiểu nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu đó 1 cách hiệu quả nhất thông qua các hoạt động như tiếp thị sản phẩm, thực hiện các chính sách về giá, khuyến mãi,… Nguồn ảnh: Internet

Trong marketing, content marketing – quảng bá nội dung đóng vai trò trọng tâm, mang tính quyết định vì nó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, làm cho khách hàng biết đến sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với họ về lâu dài. Nếu không ai chú ý đến nội dung, thông điệp của nhãn hàng thì coi như nhãn hàng ấy đã “thất bại toàn tập”. Quảng bá nội dung là quan trọng bậc nhất cho doanh nghiệp, cá nhân để kết nối với thị trường tương ứng. Trong quảng bá nội dung có 2 hoạt động chính là sáng tạo nội dung và phân phối nội dung.

Nhiệm vụ của marketing

Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nguồn ảnh: Internet

Marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nguồn ảnh: Internet

Ai cũng cần thông tin để giữ cho bản thân được cập nhật, hòa nhập với xã hội xung quanh. Một người làm marketing cần phân tích được nhu cầu này, hiểu được thị trường mà mình nhắm đến là những ai, thu nhập bao nhiêu, chi tiêu thế nào, cần gì, ghét gì, mong muốn gì, thích thú với những cái gì, tìm thông tin gì, thói quen mua sắm ra sao, cộng đồng họ giao du, nơi họ hay lui tới là đâu,…

Từ đó, người làm marketing sẽ sáng tạo ra những nội dung tương ứng. Nội dung này không chỉ nằm ở chữ viết mà còn bao gồm cả hình ảnh tĩnh, ảnh động, tiếng nói,…

Một điều đáng lưu tâm khác là, người làm marketing có nhiệm vụ đưa ra 1 “win-win situation”, là tình huống đôi bên tham gia đều có lợi, chứ không đơn thuần là giúp sếp, chủ, doanh nghiệp của mình bán được càng nhiều hàng càng tốt. Đó chỉ là 1 phần của vấn đề.

Người làm marketing có những nhiệm vụ, công việc như sau:

  • Tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp cận thị trường
  • Phát hiện, khai thác các cơ hội kinh doanh hiệu quả
  • Thu hút, giữ chân khách hàng, đánh bại đối thủ cạnh tranh
  • Xây dựng chiến lược
  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng
  • Tổ chức phân phối sản phẩm
  • Định giá sản phẩm
  • Quảng bá thương hiệu
  • Phân tích, thu thập nhu cầu thị trường
  • Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu thị trường
  • Xây dựng chiến lược phát triển, quản trị thương hiệu
  • Nghiên cứu kỹ những hành vi tiêu dùng và thị hiếu của người dân
  • Tổ chức, xây dựng hệ thống marketing
  • Xây dựng kế hoạch truyền thông marketing

Bí kíp học marketing hiệu quả

Marketing có nhiều khái niệm nền tảng mới, nếu không hiểu những khái niệm nền tảng này thì sẽ khó tiếp thu khi học các kỹ năng.

Marketing có nhiều khái niệm nền tảng mới, nếu không hiểu những khái niệm nền tảng này thì sẽ khó tiếp thu khi học các kỹ năng. Nguồn ảnh: Internet

  • Tích cực tham gia vào các môi trường kinh doanh như phụ giúp việc buôn bán của gia đình, bán hàng online, đi làm thêm tại các cửa hàng, shop thời trang, phát tờ rơi, PG, nhân viên tổ chức sự kiện … Như vậy, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với các hình thức kinh doanh và biết cách xử lý các va chạm, tình huống phát sinh.
  • Nghiên cứu kiến thức tâm lý học để đánh trúng, “đọc vị” tâm lý khách hàng, từ đó truyền tải thông điệp truyền cảm, thuyết phục.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin qua mạng xã hội, báo đài, tạp chí, nhất là những ấn phẩm, bài viết liên quan đến kinh doanh, tiếp thị, doanh nghiệp, doanh nhân…
  • Liên tục đặt câu hỏi “Tại sao….?” trong đầu về các chiến lược quảng cáo, sản phẩm, nội dung PR, chương trình khuyến mãi…
  • Tận dụng tối đa, triệt để công cụ tìm kiếm Google.
  • Đôi khi, hãy tự tạo áp lực cho mình để thử thách bản thân. Hãy nhớ, áp lực là thứ luôn song hành với việc kinh doanh.
  • Tham gia vào các khóa học, dự án nghiên cứu thị trường.
  • Liên tục trau dồi, học hỏi, tạo dựng quan hệ với những bậc tiền bối trong nghề.
  • Am hiểu sâu sắc về khách hàng cũng như những người tham gia trong việc phân phối và bán lẻ hàng hóa.
  • Nắm bắt rõ ràng, chính xác những thông tin công nghệ, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, môi trường,… cũng như đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các tổ chức ảnh hưởng…
  • Phân tích, giải đáp cái hay dở, đúng sai trong các động thái của các doanh nghiệp
  • Suy nghĩ linh hoạt, cởi mở, liên tục biến hóa, sáng tạo vì marketing không dành cho những người có tư duy kỹ thuật cao, cố chấp, bảo thủ. Trong marketing không có ai đúng, ai sai mà tất cả đều là 1 phần của ngành nghề này.
  • Nâng cấp kiến thức về media (truyền thông)
  • Học từng bước, bắt đầu học từ tổng quan đến chi tiết, cơ bản đến nâng cao, mở rộng đến chuyên sâu.
  • Đừng lúng túng nếu bạn chưa hiểu vấn đề khi đọc các cuốn sách marketing ở lần đầu tiên. Hãy nhẫn nại với những lần tiếp theo, chắc chắn bạn sẽ lĩnh hội, tiếp thu được nhiều thứ.
Đọc kỹ, đọc chậm, bạn sẽ "vỡ" ra được nhiều điều.

Đọc kỹ, đọc chậm, bạn sẽ “vỡ” ra được nhiều điều. Nguồn ảnh: Internet

Phẩm chất cần có của 1 “marketer”

Những bạn có truyền thống gia đình kinh doanh, buôn bán sẽ dễ theo đuổi ngành nghề marketing hơn.

Những bạn có truyền thống gia đình kinh doanh, buôn bán sẽ dễ theo đuổi ngành nghề marketing hơn. Nguồn ảnh: Internet

Ngành marketing đòi hỏi những tố chất gì? Làm thế nào để trở thành 1 “marketer” thành công? Câu trả lời là, bạn phải:

  • Đam mê kinh doanh
  • Có tư duy sáng tạo
  • Nhạy bén, năng động
  • Dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro
  • Kiên trì, nhẫn nại
  • Giỏi ngoại ngữ
  • Biết cách làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả
  • Biết quan sát và lắng nghe
  • Biết tạo dựng thương hiệu cá nhân và xây dựng mối quan hệ
  • Có kỹ năng quản lý, trình bày, thuyết phục, sáng tạo, thuyết trình, giao tiếp, lập kế hoạch, đàm phán – thương lượng, định hướng nghề nghiệp

7 trường tốt nhất học marketing

Để thành công vững bền trong ngành marketing, việc được đào tạo bài bản tại 1 cơ sở uy tín là hết sức quan trọng. Dưới đây là Top trường ĐH chất lượng nhất về ngành này:

  • Đại học Kinh tế quốc dân (NEU)
  • Đại học Thương mại Hà Nội (VCU)
  • Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (PTIT)
  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc Gia TP.HCM) (UEL)
  • Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
  • Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)
  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)

7 công ty marketing hàng đầu Việt Nam

  • WPP
  • Ogilvy
  • Dentsu
  • Interpublic
  • Omnicom
  • April Digital
  • DNA Digital

Bước chân vào ngành marketing là bạn đã sẵn sàng cho những thử thách, cơ hội, những đêm mất ngủ, thao thức, giọt mồ hôi và thậm chí cả nước mắt. Để có được thành công vững bền, chắc chắn bạn phải có tài năng, đam mê và thực sự làm việc chăm chỉ.

Xem thêm:

Hãy xác định, học và làm marketing là câu chuyện cả đời chứ không có điểm dừng. Mỗi thời mỗi khác, mọi xu hướng đều vận động, xoay chuyển liên hồi. Sự phát triển của hành vi cũng như kiến thức, nhận thức của người tiêu dùng mỗi ngày một khác. Nếu người làm marketing không cấp tiến thì sẽ bị lạc hậu, đào thải nhanh chóng. Cuối cùng, hãy giữ cho lòng tự trọng lớn hơn bản ngã, nhớ về lương tâm nghề nghiệp để đi được sâu và xa trong ngành này. Hãy liên tục khám phá thêm những điều mới và bổ sung theo thời gian, hãy hết lòng với nó vì học marketing tốt là bạn sẽ có thể làm tốt rất nhiều việc trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.

Alex

Nguồn: https://timviecmarketing.com/

Tags:

Bài viết liên quan

Planogram là gì? Định nghĩa, Ứng dụng và Lợi ích

Planogram là gì? Định nghĩa, Ứng dụng và Lợi ích

Planogram là một khái niệm quan trọng trong ngành bán lẻ, nhưng bạn có biết chính xác nó là gì...

Quản Trị Truyền Thông là gì?  Ý Nghĩa, Phương Pháp và Lợi Ích

Quản Trị Truyền Thông là gì? Ý Nghĩa, Phương Pháp và Lợi Ích

Quản trị truyền thông là một khía cạnh quan trọng của mọi tổ chức hoặc doanh nghiệp, giúp họ tạo...

Sampling là gì? Ứng dụng và Lợi ích

Sampling là gì? Ứng dụng và Lợi ích

Trong lĩnh vực thống kê và khoa học dữ liệu, việc lấy mẫu được sử dụng để đại diện cho...

Bài đọc nhiều

Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Thuật toán là một khái niệm khá trừu tượng và mơ hồ với nhiều người. Vậy Thuật toán là gì?Cùng timviecmarketin.com tìm hiểu rõ hơn về  về…

công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh là gì?

Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh , hãy theo dõi những công việc mà NVKD…

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan đến nhiều cuộc gọi điện thoại…

Bài mới nhất

B2B là gì:Định Nghĩa và Ý Nghĩa của B2B trong Thương Mại Điện Tử

B2B là gì:Định Nghĩa và Ý Nghĩa của B2B trong Thương Mại Điện Tử

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, các thuật ngữ như B2B (Business-to-Business) đang trở nên ngày càng phổ biến.…

Giới Thiệu Về POSM là gì: cách hoạt động và ứng dụng

Giới Thiệu Về POSM là gì: cách hoạt động và ứng dụng

POSM là viết tắt của “Point of Sale Materials”, là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị…

Planogram là gì? Định nghĩa, Ứng dụng và Lợi ích

Planogram là gì? Định nghĩa, Ứng dụng và Lợi ích

Planogram là một khái niệm quan trọng trong ngành bán lẻ, nhưng bạn có biết chính xác nó là gì…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.