8 phẩm chất cần và đủ của 1 nhân viên marketing giỏi, sếp thích mê

26/06/2019 10:51 AM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Nhân viên marketing hội tụ đủ 8 tố chất này, bảo đảm việc tìm người, Tìm kiếm việc làm Marketing luôn suôn sẻ,  sếp nào cũng mê. Ai làm nghề này hãy rèn luyện và trau dồi ngay từ hôm nay nhé!

Marketing là 1 công việc “mở”, có nghĩa là không phải chỉ có những người học đúng chuyên ngành ra mới có thể làm được. Nhiều người chẳng có bằng cấp, chứng chỉ gì về marketing nhưng vẫn làm việc như 1 chuyên gia đầy tài năng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì họ hội tụ được những tố chất cần thiết, và thế là không cần đi tìm việc, việc cũng tự tìm người. Dưới đây là 8 yêu cầu cần và đủ của 1 nhân viên marketing.

Làm sao để trở thành 1 chuyên gia marketing tài năng?

Làm sao để trở thành 1 chuyên gia marketing tài năng?

Đam mê và sáng tạo

Bạn cứ để ý mà xem, bất cứ nhân viên marketing tài năng nào cũng bộc lộ được sự đam mê, nhiệt thành trong công việc. Họ có nhiều năng lượng khi làm bất cứ việc gì, không ngại khó, sẵn sàng đối mặt với thử thách để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một khi đã yêu thích, đặt tâm huyết vào nghề này rồi chẳng có lí do gì để ngăn cản bước đường thành công của bạn.

Bên cạnh niềm đam mê, sự sáng tạo cũng là tố chất quan trọng của nghề. 1 chuyên gia marketing không bao giờ chấp nhận lối mòn trong tư duy và hành động hay đi theo các phương án cũ kĩ lạc hậu, họ sở hữu 1 cái đầu lúc nào cũng bùng nổ ý tưởng và phăm phăm thực hiện chúng. Sức sáng tạo của 1 nhà quản lý ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của công việc, bên cạnh đó, họ cũng phải biết chấp nhận rủi ro khi thực hiện những ý tưởng táo bạo, điên rồ.

Nhạy cảm với thị trường

Công việc cơ bản nhất của các chuyên gia marketing là tiếp cận thị trường, thế nên họ phải có sự nhạy cảm nhất định với khía cạnh này. Nắm vững mức cạnh tranh, giá cả, thị phần, quy mô thị trường, khách hàng mục tiêu, sản phẩm, đối thủ cũng như khuynh hướng xã hội bằng cách thu thập thông tin, xử lý chúng. Chỉ nghe qua đã thật sự rất đau đầu nhưng quả thật đây là 1 trong những công việc họ phải làm. Tố chất này không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của quá trình học tập và làm việc; quan sát, phân tích và đánh giá thị trường trong những năm hoạt động với nghề.

Thường xuyên thu nhập thông tin về khách hàng, thị phần, sản phẩm, mức cạnh tranh, đối thủ...

Thường xuyên thu nhập thông tin về khách hàng, thị phần, sản phẩm, mức cạnh tranh, đối thủ…

Khả năng giao tiếp tốt

Làm nghề marketing cũng tốn nước bọt không thua gì nghề sale. Công việc này đòi hỏi bạn phải giao lưu gặp gỡ khách hàng, đối tác, nhân viên đủ mọi tầng lớp, thế nên yêu cầu về khả năng giao tiếp là vô hạn.

Trong 1 cuộc nói chuyện với khách hàng, người làm marketing phải tìm cách tạo sự chú ý, thu hút nhất định ngay từ phút đầu nếu không muốn phải nhận được thái độ thờ ơ, sao nhãng từ phía họ. Quảng giao, giỏi ăn nói là 1 điểm cộng khi làm nghề, nói chuyện có duyên giúp bạn ghi điểm và tạo thiện cảm với người đối diện, công việc cũng nhờ đó mà suôn sẻ hơn.

Khả năng giao tiếp là khả năng quan trọng của 1 người làm marketing

Khả năng giao tiếp là khả năng quan trọng của 1 người làm marketing

Tuy nhiên, nói hay thôi chưa đủ, phải nói đúng, hợp lý và khéo léo bởi nếu khách hàng là người thuộc tầng lớp trí thức cao thì họ dễ dàng “nắm thóp” bạn ngay. Không phải chỗ nào cũng có thể “chém gió” được mà hãy thể hiện bản thân bằng vốn hiểu biết thực sự của mình.

Nhạy bén với tâm lý khách hàng

Trong kinh doanh, công ty phải biết khách hàng của mình cần gì, muốn gì để tung ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu và nhu cầu. Và bước phân tích tâm lý người tiêu dùng dĩ nhiên thuộc về nhân viên phòng marketing.

Khách hàng là đối tượng cần phải tiếp xúc nhiều nhất, đây cũng là nguồn thu của mọi hoạt động thị trường. Muốn trở thành người làm marketing giỏi, biết phân tích, nắm bắt tâm lý khách hàng là kỹ năng rất quan trọng, không thể thiếu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo lập mối quan hệ thân thiết và tin cậy, thâm nhập vào nhiều tầng lớp xã hội để tiến hành phân khúc sản phẩm theo thị trường. Làm được điều đó, hiệu quả công việc sẽ ngày càng tối ưu.

Muốn thành công với nghề này, học cách nắm bắt tâm lý khách hàng là hết sức cần thiết.

Muốn thành công với nghề này, học cách nắm bắt tâm lý khách hàng là hết sức cần thiết.

Chuyên gia kể chuyện

1 điều rõ ràng rằng muốn bán được nhiều sản phẩm, bạn phải tạo dựng được lòng tin, và để khách hàng tin tưởng, ngoài chất lượng thật sự của sản phẩm đó, bạn cần thuyết phục họ bằng lời nói. Người thuyết trình là người đưa loạt thông tin, ưu điểm của 1 mặt hàng, sản phẩm đi sâu vào suy nghĩ khách hàng. Truyền đạt được những lợi ích họ muốn sở hữu và biến họ trở thành khách hàng quen thuộc tiềm năng. Thế nên khả năng thuyết trình, kể chuyện của 1 người làm marketing giỏi phải ở mức chuyên gia.

Nếu không phải là sở trường, bạn hãy nâng cao kỹ năng thuyết trình – kể chuyện bằng cách rèn luyện chúng mỗi ngày. Để có thể làm tốt điều đó, phong thái tự tin là điều cần thiết đầu tiên. Muốn khiến người khác tin bạn thì trước hết bạn phải tin tưởng vào chính bản thân mình. Bạn cũng nên chú ý vào giọng nói, biểu cảm cơ mặt và ngôn ngữ cơ thể. trình bày nội dung chặt chẽ, khoa học nhưng phải dùng giọng điệu tự nhiên, thoải mái và không quên giao lưu qua lại với đối tượng đang hướng đến. 1 chút hài hước cũng là điểm cộng trong khi thuyết trình, khiến bạn tăng thiện cảm và sức thu hút với người nghe.

Nếu không giỏi về thuyết trình, hãy cố gắng rèn luyện, trau dồi kỹ năng. Nó sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong công việc đấy

Nếu không giỏi về thuyết trình, hãy cố gắng rèn luyện, trau dồi kỹ năng. Nó sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong công việc đấy

Biết quan sát, biết lắng nghe

Trong nhiều trường hợp, các nhân viên marketing làm việc không khác gì nhân viên sale. Họ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để phân tích, đánh giá thế nên kỹ năng quan sát, lắng nghe là vô cùng cần thiết.

Quan sát nhu cầu, thói quen của khách hàng, thứ họ thích, nơi họ thường xuyên đến để kịp thời cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Bạn cũng nên đặt câu hỏi để khơi gợi hứng thú chia sẻ của khách để khai thác thông tin mình cần. Ngay cả khi khách hàng đang là đối tượng xa lạ thì vẫn cần sử dụng 2 kỹ năng này.

Tinh thần teamwork cao

Marketing là 1 công việc mang tính tập thể cao, chẳng ai có thể làm marketing 1 mình mà không có team hỗ trợ. Thế nên 1 nhà quản trị marketing tài năng phải là người có tinh thần làm việc nhóm cao, phải phối hợp với tất cả mọi người và thậm chí còn có trách nhiệm phải gắn kết các thành viên trong team mình. Để hoạt động teamwork tốt, đòi hỏi sự hòa đồng, trách nhiệm, bản lĩnh leader, sự dẫn dắt và kết nối. Đảm bảo được tất cả những yếu tố trên, công việc của nhóm mới dễ dàng thực hiện và có hiệu quả. Nếu bạn thuộc mẫu người độc lập, chỉ thích làm mọi việc 1 mình và không muốn giao lưu nhiều với đồng nghiệp thì rõ ràng nghề marketing không bao giờ dành cho bạn.

Luôn hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp, dẫn dắt, kết nối cấp dưới, tinh thần làm việc nhóm cao

Luôn hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp, dẫn dắt, kết nối cấp dưới, tinh thần làm việc nhóm cao

Có bản lĩnh

Để đối mặt với những thử thách, khó khăn chồng chất, nếu bạn là người đủ tài năng nhưng thiếu bản lĩnh thì rất khó để hoàn thành tốt công việc. Là 1 chuyên gia marketing cũng vậy, hãy dám nghĩ dám làm, không ngại khó ngại khổ, thực hiện những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và sẵn sàng chấp nhận sự rủi ro. Có bản lĩnh này, bạn chắc chắn sẽ sớm đạt được thành công mình mong muốn.

Hãy là 1 chuyên gia marketing có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, không sợ rủi ro

Hãy là 1 chuyên gia marketing có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, không sợ rủi ro

Xem thêm Tại Đây:

Những tố chất kể trên có thể năng khiếu bẩm của 1 nhân viên marketing, nhưng cũng có cái thuộc về quá trình trau dồi rèn luyện. Thế nên những ai đang làm nghề đừng lười biếng học hỏi, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thành công chỉ dành cho những người biết nỗ lực và phấn đấu hết mình.

Nguồn: http://timviecmarketing.com/

Tags:

Bài viết liên quan

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Chi phí marketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Tuy nhiên, việc...

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và quản lý mạng, dịch vụ trực tuyến và ứng...

Gamification là Gì? Ứng Dụng Gamification trong Marketing

Gamification là Gì? Ứng Dụng Gamification trong Marketing

Trong thời đại công nghệ hiện nay, gamification đang trở thành một xu hướng quan trọng trong các lĩnh vực...

Bài đọc nhiều

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Mẫu CV sáng tạo dễ dàng “gây thương nhớ” cho nhà tuyển dụng

Viết CV không phải là một việc quá mức khó khăn, nhưng viết được một bản CV gây ấn tượng…

Những công việc giám sát kinh doanh phải thực hiện

Những công việc giám sát kinh doanh phải thực hiện

Giám sát kinh doanh thường xuyên phải đào tạo đội ngũ nhân viên, để họ có thể đáp ứng được…

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan đến nhiều cuộc gọi điện thoại…

Bài mới nhất

Chiến Lược Giá là Gì: Ý Nghĩa, Yếu Tố và Vai Trò Trong Kinh Doanh

Chiến Lược Giá là Gì: Ý Nghĩa, Yếu Tố và Vai Trò Trong Kinh Doanh

Chiến lược giá là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của một tổ chức, đóng vai trò…

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Chi phí marketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Tuy nhiên, việc…

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và quản lý mạng, dịch vụ trực tuyến và ứng…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.