Tìm việc làm Marketing: có 5 bí quyết, săn ngay chỗ “ngon”

27/06/2019 08:10 AM    |    Tìm việc   >  Kiến thức Marketing

Tìm việc làm Marketing hiện nay đang là vấn đề gây nhức nhối, bởi lẽ tính cạnh tranh của chúng ngày càng tăng cao. Do đó, để ứng tuyển vị trí nhân viên Marketing không hề dễ dàng gì. Vậy chúng ta cần làm gì để xin việc thành công?

Marketing là một trong những ngành nghề hot hiện nay, cơ hội xin việc của chúng ngày càng được mở rộng, thu hút nguồn nhân lực cực lớn. Chính vì vậy, tìm việc làm Marketing ở thời điểm hiện tại có tính cạnh tranh khốc liệt và thay đổi không ngừng. Vậy thì chúng ta cần làm gì để xin việc một cách dễ dàng nhất? Dưới đây là những bí quyết giúp ứng viên trong ngành này hạ gục nhà tuyển dụng ngay từ bước nộp hồ sơ xin việc.

Ảnh minh họa - nguồn ảnh: internet.

Ảnh minh họa – nguồn ảnh: internet.

Ngành Marketing là gì?

Định nghĩa

Marketing là nghệ thuật kết nối sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua việc thấu hiểu giá trị của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng.

Là ngành giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp/công ty trong nước và quốc tế. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường, bên cạnh đó phát hiện, khai thác nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Đồng thời, chúng có tác động mạnh mẽ vào sự thay đổi trong hoạt động bán hàng, thay đổi về sản phẩm. Marketing trả lời cho các câu hỏi: Khách hàng cần gì? Họ sẵn sàng chi cho sản phẩm của mình là bao nhiêu?

Công việc của người làm Marketing

Người làm trong lĩnh vực Marketing được gọi là Maketer, họ thường xuyên phải lên ý tưởng kinh doanh, PR hình ảnh của doanh nghiệp/công ty thông qua những sản phẩm mang đến người dùng một cách hiệu quả nhất.

  • Tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông, đưa ra định hướng tầm nhìn cũng như định vị thương hiệu của doanh nghiệp/công ty.
  • Nghiên cứu thị trường: Theo dõi hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh (tập đoàn, doanh nghiệp, công ty khác), đồng thời phải đưa ra các đề xuất ứng biến trong mọi trường hợp.
  • Phân tích hành vi người tiêu dùng: Dự đoán những phản ứng của người dùng đối với các chính sách Marketing doanh nghiệp/công ty. Từ đó, xây dựng chiến lược Marketing một cách tối ưu cho các nhóm khách hàng khác nhau. Cụ thể như: Nhìn nhận phản hồi của người tiêu dùng, sau đó sửa chữa và thiết kế sản phẩm mới đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của họ.
  • Quản lý kênh truyền thông, kênh phân phối sao cho tin tức sản phẩm của các doanh nghiệp/công ty đến với người tiêu dùng nhanh và chất lượng nhất.
  • Thiếp lập mối quan hệ khách hàng: Gửi email để Marketing sản phẩm, mời tham dự các sự kiện quảng bá sản phẩm, hay tổ chức các buổi hội thảo, tri ân khách hàng để giới thiệu về doanh nghiệp/công ty và PR sản phẩm.
  • Điều quan trọng hơn cả, người làm Marketing phải biết làm tăng lợi nhuận cho công ty như: tối ưu được các chi phí (truyền thông, đầu tư quảng cáo,…) đây là một thước đo hiệu quả về năng lực của nhân viên đang làm trong ngành này.
Ảnh minh họa - nguồn ảnh: internet.

Ảnh minh họa – nguồn ảnh: internet.

Bí quyết tìm việc làm Marketing cực hiệu quả

Chuẩn bị hồ sơ xin việc chuyên nghiệp

Hồ sơ xin việc chính một trong những chìa khóa quyết định đến 60% thành công trong công việc của bạn. CV là phương tiện tạo nên cái nhìn đầu tiên giữa bạn và nhà tuyển dụng. Đó không phải là về hình thức hay lời nói, mà chính là ngôn ngữ, cách viết và trình bày của mình.

Riêng với ngành Marketing, việc chuẩn bị CV xin việc không hề dễ dàng gì. Dưới đây là một số kỹ năng chuẩn bị CV chuyên nghiệp trong ngành nghề này, bạn có thể tham khảo:

  • Phần tiêu đề email: Nếu công ty tuyển dụng không yêu cầu một mẫu tiêu đề cụ thể, thì bạn có thể viết theo thự tự như sau: Họ tên – Vị trí ứng tuyển – Khu vực ứng tuyển.
  • Nội dung bản CV: Đảm bảo đầy đủ thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng: kỹ năng văn phòng, kỹ năng giao tiếp,…viết súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn nổi bật được thế mạnh của bản thân và mong muốn được làm việc của mình. Cụ thể như: Để gây ấn tượng với công ty tuyển dụng, bạn nên sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, nêu rõ các thành tích học tập cũng như thành tựu đã làm được trong ngành Marketing (quản trị viên của page trên Facebook, Website, Youtube,….).
  • Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng cần chú ý đến một số vấn đề khác: lỗi chính tả, cách trình bày, ngôn từ,…Một CV chuyên nghiệp là không phạm phải những lỗi cơ bản trong bài viết, trau chuốt, chỉn chu từ đầu đến cuối.

Xác định rõ mục tiêu công việc, củng cố kiến thức chuyên môn

Trước khi bắt tay vào chuẩn bị hồ sơ xin việc, bạn cần xác định rõ lĩnh vực mong muốn được làm việc. Từ đó, cập nhật xu hướng mới nhất về nghề, đồng thời củng cố kiến thức chuyên môn từ việc đọc sách, tạp chí, xem các website nổi tiếng, đọc blog tham khảo,…trong ngành Marketing. Chắc chắn bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm về nghề, có thể tự tin thể hiện trước nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn.

Ảnh minh họa - nguồn ảnh: internet.

Ảnh minh họa – nguồn ảnh: internet.

Sử dụng website tìm việc uy tín

Hiện nay, ứng viên có nhiều cơ hội để tìm việc làm Marketing. Với thời đại công nghệ số, Internet đã dần trở thành một công cụ hữu hiệu đối với các công ty tuyển dụng cũng như người tìm việc.

Qua các website tuyển dụng thì nhà tuyển dụng có thể đăng các thông tin: vị trí tuyển dụng , chế độ đãi ngộ, mức lương,…Từ đó, các ứng viên có thể biết đến và nộp CV ứng tuyển nếu công việc đó phù hợp với mình. Bên cạnh các trang tuyển dụng, các ứng viên hoàn toàn có thể xin việc Marketing ở một số Group dành chuyên cho ngành nghề này. Thế nhưng, nếu dựa dẫm quá vào việc sử dụng Internet làm công cụ tìm kiếm việc làm, đôi khi khiến bạn bị loạn thông tin, vì thế bạn không thể xác minh được thông tin mà nhà tuyển dụng đưa ra có đúng với thực tế hay không?

Bạn có thể tham khảo một số trang tuyển dụng như: Vietnamwork, Mywork, Viectotnhat.com,… bạn nhanh chóng chọn được cho mình một công việc đúng chuyên môn, đúng đam mê.

Tìm hiểu kỹ về công ty tuyển dụng

Tìm hiểu rõ thông tin nhà tuyển dụng là một bí quyết đáng giá trong quá trình xin việc, bởi lẽ bạn có thể dễ dàng nắm bắt được tình huống công ty sẽ đặt ra cho mình. Bên cạnh đó, bạn trang bị đủ kiến thức liên quan đến họ, những thông tin này chắc chắn sẽ giúp bạn có những lợi thế, không hề bị lúng túng khi tham gia phỏng vấn.

Tự tin trong buổi phỏng vấn

Bước vào vòng phỏng vấn, bạn hãy tự tin thể hiện mình là người chuyên nghiệp, luôn được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bạn cần trang bị hành trang một cách hoàn hảo nhất, từ trang phục, tư thế, sự cởi mở, nụ cười, khuôn mặt, lời chào hay lời cảm ơn người phỏng vấn bạn.

Khi bạn chuẩn bị tốt mọi thứ, có lối ứng xử chuẩn mực, thái độ nghiêm túc thì chắc chắn bạn sẽ nhận được những đánh giá hài lòng từ phía công ty bạn mong muốn làm việc.

Ảnh minh họa văn phòng làm việc Marketing - nguồn ảnh: internet.

Ảnh minh họa văn phòng làm việc Marketing – nguồn ảnh: internet.

Nghề Marketing đòi hỏi người làm nghề phải phát triển ở mức độ chuyên môn cao, tư duy sáng tạo, khả năng thực tế tốt. Để có thể ứng tuyển vào công việc này, đòi hỏi bạn phải có quá trình phấn đấu không ngừng trong chuyên môn nghề nghiệp.

Với những chia sẻ bí quyết bên trên, hy vọng bạn có thể nhanh chóng tìm việc làm Marketing cho mình. Dù bạn đang là sinh viên mới tốt nghiệp, hay người đã có kinh nghiệm lâu năm, chỉ cần hiểu rõ mục tiêu của bản thân, chuẩn bị thật tốt trong hồ sơ xin việc, buổi phỏng vấn. Những điều này chắc chắn bạn sẽ có được một công việc Marketing với mức lương cực kỳ hấp dẫn.

Nguồn: http://timviecmarketing.com/

Tags:

Bài viết liên quan

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Chi phí marketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Tuy nhiên, việc...

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và quản lý mạng, dịch vụ trực tuyến và ứng...

Gamification là Gì? Ứng Dụng Gamification trong Marketing

Gamification là Gì? Ứng Dụng Gamification trong Marketing

Trong thời đại công nghệ hiện nay, gamification đang trở thành một xu hướng quan trọng trong các lĩnh vực...

Bài đọc nhiều

công việc cụ thể của nhân viên kinh doanh là gì?

Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh , hãy theo dõi những công việc mà NVKD…

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan đến nhiều cuộc gọi điện thoại…

“Bật mí” mức lương của nhân viên marketing mới ra trường trong năm đầu

Sinh viên ngành Marketing khi ra trường có nhu cầu tìm việc marketing vừa sẽ nhận được sự chào đón…

Bài mới nhất

Chiến Lược Giá là Gì: Ý Nghĩa, Yếu Tố và Vai Trò Trong Kinh Doanh

Chiến Lược Giá là Gì: Ý Nghĩa, Yếu Tố và Vai Trò Trong Kinh Doanh

Chiến lược giá là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của một tổ chức, đóng vai trò…

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

3 Cách Tính Chi Phí Marketing Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Chi phí marketing là một phần không thể thiếu của bất kỳ chiến lược kinh doanh nào. Tuy nhiên, việc…

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client là Gì? Ứng Dụng Phổ Biến của Client trong Marketing

Client đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và quản lý mạng, dịch vụ trực tuyến và ứng…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.