Không biết mình hợp ngành nào trong Marketing? Hãy đọc ngay!

14/07/2019 09:26 AM    |    Tìm việc   >  Thị trường marketing

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn bức tranh tổng quan ngành Marketing, từ đó dễ dàng định hướng cho sự nghiệp tìm việc marketing của mình.

Marketing (MKT) là thị trường chứa đựng vô vàn cơ hội việc làm. Tuy nhiên, các marketer trẻ thường hoang mang không biết MKT có tất cả bao nhiêu lĩnh vực, mình sẽ hợp với Brand hay Trade, nên làm Client hay Agency?

Marketing là gì?

MKT là sự tổ chức những hoạt động trong quá trình sáng tạo, truyền đạt, kết nối và trao đổi giá trị để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác, xã hội. Nguồn ảnh: Internet

MKT là sự tổ chức những hoạt động trong quá trình sáng tạo, truyền đạt, kết nối và trao đổi giá trị để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, khách hàng, đối tác, xã hội. Nguồn ảnh: Internet

“Marketing” dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “tiếp thị”. Tuy nhiên, đừng vội nghĩ tiếp thị là mang sản phẩm đi chào bán trực tiếp ở những chỗ công cộng. MKT không phải là hoạt động tham gia vào công tác bán hàng mà là quá trình giải quyết những câu hỏi như Khách hàng cần gì? Khi nào? Ở đâu? Chi trả bao nhiêu cho sản phẩm?

Nói nôm na, MKT là các hoạt động hướng tới khách hàng, thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Đích đến của MKT chính là trở thành cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng.

MKT có mặt ở nhiều phương diện trong cuộc sống, không chỉ có các thương hiệu mới cần quảng bá để bán hàng. Dù bạn làm bất cứ nghề gì, bạn cũng đều cần đến 1 chút MKT, nôm na là làm sao để càng nhiều người biết đến càng tốt, tiến tới cái đích “buôn may bán đắt”.

Các ngành nghề, vị trí trong MKT

Trong MKT, nhìn theo lăng kính của các tập đoàn đa quốc gia, có thể chia thế giới marketer thành 2 mảng màu là Client và Agency.

Client

  • Là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
  • Đi thuê/mua dịch vụ MKT từ agency
  • Ra yêu cầu, duyệt các ý tưởng chiến dịch
  • Kiểm soát thực thi và kết quả của chiến dịch MKT
Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…). Nguồn ảnh: Internet

Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…). Nguồn ảnh: Internet

Vị trí việc làm của Client:

Brand Management

  • Phụ trách về các hoạt động thương hiệu.
  • Quản lý tất cả các yếu tố thương hiệu (hình ảnh, tên gọi, định vị…) trong tâm trí khách hàng.
  • Tố chất cần có: Ham học hỏi, hay tò mò, kiên định, linh hoạt, cởi mở, tố chất lãnh đạo, kỹ năng phân tích, khả năng truyền đạt.

Consumer Market Intelligence (CMI)

  • Là bộ phận phụ trách nghiên cứu khách hàng, thị trường trong Client, có nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến thị trường và người tiêu dùng, từ đó làm cơ sở cho brand team lên chiến lược.
  • Tố chất cần có: Khả năng nhìn được bức tranh tổng thể, kỹ năng quản lý, phân tích, tính tò mò.

Trade MKT

  • Phụ trách về các hoạt động phân phối sản phẩm
  • Tập trung vào các hoạt động chiến thắng tại điểm bán (win in store).
  • Tố chất cần có: Lên kế hoạch, dự báo, phối hợp và dẫn dắt, nhạy cảm về kinh doanh.

Agency

  • Là các công ty chuyên cung cấp dịch vụ MKT cho Client
Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác. Nguồn ảnh: Internet

Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ tiếp thị quảng cáo cho các công ty khác. Nguồn ảnh: Internet

Vị trí việc làm của Agency:

Account (client service)

  • Có nhiệm vụ hợp tác với Creative và các phòng ban triển khai dự án, tăng doanh thu cho Agency thông qua các hợp đồng, duy trì mối quan hệ với Client, đạt mục tiêu MKT của Client.
  • Tố chất cần có: Giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục, tư duy chiến lược, sáng tạo, kiến thức MKT vững chắc.

Planner

  • Tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của khách hàng (consumer), thấu hiểu Client, từ đó tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề một cách logic nhất.
  • Tố chất cần có: Quan hệ rộng, thấu hiểu người tiêu dùng, có khả năng lập luận, phân tích, nắm bắt vấn đề nhạy cảm.

Designer

  • Làm nên “mặt tiền” của những bao bì, billboard, có nhiệm vụ thiết kế, vẽ, minh họa các sản phẩm, ý tưởng.
  • Tố chất cần có: Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, có con mắt nghệ thuật màu sắc, độc đáo, chịu được áp lực công việc và biết cách quản lý thời gian.

Copywriter

  • Thuộc bộ phận Creative trong Agency, có nhiệm vụ lên, viết các ý tưởng quảng cáo.
  • Tố chất cần có: Copywriter cần có những khả năng rất đặc biệt như thấu hiểu khách hàng, sản phẩm, có ngôn ngữ phong phú, hiểu địa phương, tập quán vùng miền, nhạy bén với cái mới, có con mắt nhìn vấn đề khác biệt, đa diện và độc đáo.

Art

  • Chịu trách nhiệm tính thẩm mỹ của ý tưởng.
  • Tố chất cần có: Nhạy cảm với cái đẹp, cập nhật xu hướng thường xuyên, làm cho mình và các ý tưởng phải luôn mới, thời trang, đẳng cấp,…

Con đường nghề nghiệp trong ngành MKT

Cơ hội thăng tiến, "kiếm bộn" trong ngành MKT là rất lớn. Nguồn ảnh: Internet

Cơ hội thăng tiến, “kiếm bộn” trong ngành MKT là rất lớn. Nguồn ảnh: Internet

Dưới đây là bức tranh tổng quan và dễ hình dung nhất về con đường nghề nghiệp của 1 người làm MKT:

  • Khi mới ra trường, phần lớn các bạn sẽ khởi đầu ở vị trí thực tập hoặc trợ lý phòng MKT. Công việc của các bạn khi đó khá đơn giản như hỗ trợ, theo dõi và báo cáo. Một số bạn trẻ tài năng có thể “nhảy cóc” qua giai đoạn này nếu có sẵn tố chất và vượt qua được những vòng thi tìm kiếm tài năng lãnh đạo tương lai của những tập đoàn lớn.
  • Sau đó, 1-2 năm tùy vào phong độ mà các bạn có thể được cân nhắc lên các vị trí cao hơn như nhân viên MKT hoặc trợ lý trưởng nhãn hàng. Ở tầm này, bạn sẽ được thực thi và giám sát những dự án nhỏ và riêng lẻ. Nếu là 1 trợ lý giỏi, bạn có thể được giao quản lý 1 thương hiệu nhỏ trong công ty. Đây sẽ là bước đệm, nếu thành công bạn sẽ chính thức bước lên trưởng nhãn hàng.
  • Sau đó, với vị trí trưởng nhãn hàng kèm tổi thiểu 3 năm kinh nghiệm, bạn gần như phải dạn dĩ việc định hướng thương hiệu, lập kế hoạch quản lý, giám sát và bớt đi trách nhiệm thực thi, báo cáo cho các bạn trẻ khác trong team.
  • Nếu chứng tỏ được bản thân, giúp cho thương hiệu tăng trưởng đều đặn được hàng năm, các bạn sẽ được cân nhắc đến những vị trí cao cấp hơn ví dụ như quản lý nhiều thương hiệu hơn, quản lý cả ngành hàng.
  • Tương tự, thành công của ngành hàng sẽ đưa bạn lên trở thành trưởng phòng MKT, giám đốc MKT, không những quản lý hoạt động MKT mà còn đóng góp trách nhiệm vào chiến lược của công ty.

Content Marketing – chìa khóa thành công của ngành MKT

Trong MKT, Content MKT – quảng bá nội dung đóng vai trò trọng tâm, mang tính quyết định vì nó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, làm cho khách hàng biết đến sản phẩm, xây dựng mối quan hệ với họ về lâu dài.

Nếu không ai chú ý đến nội dung, thông điệp của nhãn hàng thì coi như nhãn hàng ấy đã “thất bại toàn tập”. Quảng bá nội dung là quan trọng bậc nhất cho doanh nghiệp, cá nhân để kết nối với thị trường tương ứng. Trong quảng bá nội dung có 2 hoạt động chính là sáng tạo nội dung và phân phối nội dung.

Kết luận

Bạn sẽ được yêu cầu rất nhiều kỹ năng để tiến xa trong ngành MKT nhưng trọng tâm nhất vẫn là 3 khả năng phân tích tốt, truyền đạt tốt và lãnh đạo giỏi. Nguồn ảnh: Internet

Bạn sẽ được yêu cầu rất nhiều kỹ năng để tiến xa trong ngành MKT nhưng trọng tâm nhất vẫn là 3 khả năng phân tích tốt, truyền đạt tốt và lãnh đạo giỏi. Nguồn ảnh: Internet

Để khởi đầu tự tin và bứt phá, phát triển sự nghiệp MKT của mình, hãy tích cực trau dồi những tố chất, kỹ năng cần thiết bạn nhé!

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao nếu bạn là người ham học hỏi. Vì sao? Vì mọi thứ luôn thay đổi, thị trường thay đổi, đối thủ thay đổi, người tiêu dùng, công nghệ, truyền thông đều thay đổi chóng mặt, mạnh mẽ. Theo đó, sự phân khúc, định vị, sự thay đổi thói quen, nhu cầu, cách tiếp cận của marketer đối với người tiêu dùng luôn phải được “F5” theo.

Đặc biệt, bạn nên luôn “nung nấu” 1 sự tò mò lớn trong đầu về thị trường và người tiêu dùng, không chỉ riêng về ngành hàng của mình mà còn của cả đối thủ, các ngành khác tương tự. Hãy luôn hỏi tại sao, vì sao, như thế nào…

Suy cho cùng, sự đúng sai trong MKT chỉ mang tính tương đối. Ý tưởng tốt cho nhãn hàng này, chưa hẳn tốt cho nhãn hàng kia, mô hình này đúng với doanh nghiệp này, có thể sẽ phải được điều chỉnh cho doanh nghiệp khác. Điều làm các bạn thành công phải là luôn có lựa chọn của riêng mình, hãy kiên định và quyết đoán. Tuy vậy, kiên định cũng không đồng nghĩa với bảo thủ, cho rằng chỉ có 1 con đường duy nhất để đạt kết quả. Đôi khi, bạn phải cởi mở, vượt qua khuôn khổ của lối suy nghĩ cũ, vượt qua sự chủ quan và định kiến của bản thân để đón nhận những điều mới mẻ, những điều bạn chưa từng nghĩ đến bao giờ nhưng có thể sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện.

XEM THÊM TẠI ĐÂY:

Nếu đã chọn Marketing, hãy theo đuổi nó tới cùng. Chúc bạn tìm được công việc lý tưởng!

Alex

Nguồn: https://timviecmarketing.com/

Tags:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về sơ yếu lý lịch tự thuật hiện nay

Sơ yếu lý lịch hay còn gọi là lý lịch trích ngang, là tờ khai nhằm cung cấp đầy đủ thông...

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì? Công việc của vị trí này

Nhân viên tư vấn tuyển sinh là gì? Công việc của vị trí này

Trong ngành giáo dục, nhân viên tư vấn tuyển sinh là một trong những vị trí quan trọng để giúp...

Sales promotion là gì? Lợi ích của hình thức Sales promotion

Sales promotion là gì? Lợi ích của hình thức Sales promotion

Sales promotion là một phương tiện quan trọng trong lĩnh vực marketing để tăng doanh số bán hàng và thúc...

Bài đọc nhiều

Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Thuật toán là gì? Học thuật toán để làm gì?

Thuật toán là một khái niệm khá trừu tượng và mơ hồ với nhiều người. Vậy Thuật toán là gì?Cùng timviecmarketin.com tìm hiểu rõ hơn về  về…

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Nhân viên telesale có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Từ cái tên telesales đã cho thấy tính chất của công việc liên quan đến nhiều cuộc gọi điện thoại…

Sơ yếu lý lịch bao gồm những thông tin gì?

Sơ yếu lý lịch hay còn gọi là lý lịch trích ngang, là tờ khai nhằm cung cấp đầy đủ thông…

Bài mới nhất

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Direct Mail là gì? Ưu Điểm Của Direct Mail Trong Chiến Lược Marketing

Trong môi trường marketing ngày nay, “direct mail” là một khái niệm đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn đang…

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Consumer Là Gì? Vai Trò của Consumer Trong Marketing

Trong lĩnh vực Marketing, khái niệm “consumer” đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi nó liên…

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Các Công Cụ Xúc Tiến Trong Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc sử dụng các công cụ xúc tiến trong marketing là…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.